Mang tài liệu chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ đúng pháp luật được thực hiện như thế nào?
Nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước là gì?
Theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, bảo vệ bí mật nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước bảo đảm đúng mục đích, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Chủ động phòng ngừa; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
- Bí mật nhà nước được bảo vệ theo thời hạn quy định của Luật này, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của pháp luật.
Mang tài liệu chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ đúng pháp luật được thực hiện như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Các hành vi nào bị cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước?
Các hành vi bị cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định tại Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 bao gồm:
- Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
- Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật.
- Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật.
- Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
- Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu.
- Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước.
- Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép.
- Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông.
Mang tài liệu chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ đúng pháp luật được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Nghị quyết 757/NQ-UBTVQH15 năm 2023 quy định về mang tài liệu chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ, như sau:
- Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác trong nước phải được người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý bí mật nhà nước cho phép.
- Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác nước ngoài phải được người đứng đầu cơ quan hoặc cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu cơ quan trực tiếp quản lý bí mật nhà nước cho phép và phải báo cáo Trưởng đoàn công tác.
- Người được giao nhiệm vụ mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phục vụ công tác phải có văn bản gửi người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 4 Quy chế này, trong đó nêu rõ họ và tên, chức vụ, cơ quan, đơn vị công tác; tên loại, số, ký hiệu, trích yếu nội dung, độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; mục đích sử dụng; thời gian, địa điểm công tác; biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước.
Ngay khi kết thúc nhiệm vụ, người mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ có trách nhiệm nộp lại tài liệu, vật chứa bí mật cho cơ quan, đơn vị quản lý và báo cáo người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 4 Quy chế này về việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước.
- Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được bảo vệ an toàn trong thời gian mang ra khỏi nơi lưu giữ.
Trường hợp phát hiện bí mật nhà nước bị lộ, bị mất, người mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải báo cáo ngay bằng văn bản với người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý; trường hợp đi công tác nước ngoài phải báo cáo ngay với Trưởng đoàn công tác để có biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 tháng 1 là ngày gì? Ngày 25 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 25 tháng 1 dương lịch được nghỉ tết chưa?
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?