Lương trợ lý Chủ tịch Quốc hội trước và sau khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024 như thế nào?
Lương trợ lý Chủ tịch Quốc hội trước và sau khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024 như thế nào?
Lương trợ lý Chủ tịch Quốc hội trước 01/7/2024:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 có quy định về chính sách, chế độ cụ thể đối với chức danh trợ lý Chủ tịch Quốc hội như sau:
Trợ lý Chủ tịch Quốc hội được hưởng lương và chính sách, chế độ tương đương thứ trưởng.
Trường hợp trước khi đảm nhận chức danh trợ lý đã hưởng lương và chính sách, chế độ cao hơn thì được giữ nguyên.
Lương trợ lý Chủ tịch Quốc hội sau 01/7/2024:
Vừa qua, Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết 104/2023/QH15 về Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024.
Theo đó, tại Nghị quyết 104/2023/QH15 đề cập sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ ngày 01/7/2024.
Căn cứ tại Điều 2 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 Chủ tịch Quốc hội được sử dụng trợ lý.
Căn cứ theo Kết luận 35-KL/TW năm 2022 thì trợ lý Chủ tịch Quốc hội là chức danh cán bộ lãnh đạo thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Hiện nay chưa có thông tin, văn bản chính thức về bảng lương mới chính thức cụ thể về mức lương cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo được hưởng khi thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024. Do đó hiện nay chưa có bảng lương chính thức cụ thể đối với trợ lý Chủ tịch Quốc hội.
Tuy chưa có bảng lương chính thức khi thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024 cụ thể áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo nhưng theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì Lương trợ lý Chủ tịch Quốc hội sẽ được xây dựng dựa trên nguyên tắc như sau:
- Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới;
- Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
Lương trợ lý Chủ tịch Quốc hội trước và sau khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024 như thế nào? (Hình từ internet)
Chủ tịch Quốc hội được sử dụng tối đa bao nhiêu trợ lý?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 có quy định về số lượng trợ lý cụ thể như sau:
Số lượng
1. Số lượng trợ lý
a) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội được sử dụng không quá 4 trợ lý.
b) Thường trực Ban Bí thư được sử dụng không quá 3 trợ lý.
c) Ủy viên Bộ Chính trị được sử dụng không quá 2 trợ lý.
d) Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội được sử dụng 1 trợ lý.
Trong trường hợp cần thiết, nếu có nhu cầu sử dụng số lượng trợ lý nhiều hơn quy định thì báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định.
2. Số lượng thư ký
a) Chức vụ lãnh đạo tại Khoản 1, Điều 2 Quy định này được sử dụng không quá 2 thư ký.
b) Chức vụ lãnh đạo tại Điểm b, Khoản 2, Điều 2 Quy định này được sử dụng 1 thư ký.
Như vậy, theo quy định trên thì hiện nay Chủ tịch Quốc hội được sử dụng không quá 4 trợ lý.
Trong trường hợp cần thiết, nếu có nhu cầu sử dụng số lượng trợ lý nhiều hơn quy định thì báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định.
Quy trình bổ nhiệm trợ lý Chủ tịch Quốc hội như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 có quy định về quy trình bổ nhiệm trợ lý Chủ tịch Quốc hội như sau:
- Đồng chí lãnh đạo trao đổi, thống nhất với tập thể lãnh đạo là ban cán sự đảng, đảng đoàn hoặc lãnh đạo cơ quan nơi không lập ban cán sự đảng, đảng đoàn (ở các ban, bộ, ngành, đơn vị Trung ương); hoặc với ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương về dự kiến nhân sự bổ nhiệm trợ lý.
- Tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng (ở các cơ quan Trung ương là ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, ủy viên ban chấp hành đảng bộ cơ quan, trưởng các đoàn thể, vụ trưởng và tương đương trở lên; ở tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương là ban chấp hành) để lấy phiếu tín nhiệm đối với nhân sự dự kiến bổ nhiệm trợ lý (bằng hình thức bỏ phiếu kín và không công bố kết quả tại hội nghị).
- Lãnh đạo cơ quan xem xét kết quả lấy phiếu tín nhiệm của hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng, bỏ phiếu giới thiệu nhân sự dự kiến bổ nhiệm (bằng hình thức bỏ phiếu kín và phải đạt trên 50% số phiếu của tập thể lãnh đạo).
- Lãnh đạo cơ quan hoặc cấp ủy, tổ chức đảng hoàn thiện hồ sơ bổ nhiệm (tương tự hồ sơ bổ nhiệm cán bộ diện Trung ương quản lý), báo cáo Ban Bí thư (qua Ban Tổ chức Trung ương) xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?