Lũ sông Lô Tuyên Quang vượt mức báo động 3? Khu vực nào tại Tuyên Quang ngập lụt khi lũ sông Lô lên cao?
Lũ sông Lô Tuyên Quang vượt mức báo động 3? Khu vực nào tại Tuyên Quang ngập lụt khi lũ sông Lô lên cao?
Theo Văn bản DBLU_17/05h30/DBQG TẠI ĐÂY Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia về tin lũ đặc biệt trên sông Thao, tin lũ khẩn cấp trên sông Lô, sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam, tin lũ trên sông Thái Bình và sông Hoàng Long, tin cảnh báo trên sông Hồng.
Theo đó:
1. Hiện trạng diễn biến lũ đã qua
- Lũ sông Lô Tuyên Quang, Phú Thọ đã đạt đỉnh ở mức 27,73m, trên BĐ3 1,73m lúc 5h/11/9 và đang xuống chậm và sông Hoàng Long (Ninh Bình) đang biến đổi chậm.
Mực nước lúc 07h/11/9, trên sông Lô tại Tuyên Quang 27,72m, trên BĐ3 1,72m; tại Vụ Quang 21,01m, trên BĐ3 0,51m.
2. Dự báo:
Trong 12 giờ tới:
- Lũ sông Lô Tuyên Quang và Vụ Quang sẽ xuống mức BĐ3.
Trong 12- 24 giờ tiếp theo:
- Lũ sông Lô Tuyên Quang và Vụ Quang sẽ xuống mức BĐ2
(Chi tiết mực nước thực đo, dự báo các điểm trong Phụ lục 1).
Cảnh báo: Trong 12 đến 24 giờ tới, mực nước các trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng- Thái Bình lên mức BĐ3 và trên BĐ3. Mực nước lũ lên cao gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính, gây tràn vỡ các đê bối ven sông, sạt lở đê kè ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vị trí xung yếu thuộc hệ thống đê, kè, công trình ven sông thuộc các tỉnh: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình.
3. Cảnh báo nguy cơ ngập lụt, khả năng xảy ra các thiên tai khác đi kèm
Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình; lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ (thông tin dự báo, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất thời gian thực được cung cấp trực tuyến trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Khí tượng Thủy văn tại địa chỉ: http://luquetsatlo.nchmf.gov.vn/ và trong bản tin riêng cảnh báo lũ quét, sạt lở đất).
(Chi tiết huyện có nguy cơ ngập lụt trong Phụ lục 2).
4. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ: Cấp 3
5. Cảnh báo tác động của lũ:
Lũ trên các sông, suối lên gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bờ bãi ven sông bị nước xâm lấn, nhiều diện tích bãi nổi giữa sông bị ngập sâu. ảnh hưởng tới các hoạt động giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp dân sinh và các hoạt động kinh tế xã hội, đặc biệt tại hạ lưu sông Hồng-Thái Bình. Thời gian ban hành bản tin tiếp theo: 15h30 ngày 11/9/2024
Theo đó, các khu vực có nguy cơ ngập lụt ở các vũng trũng, thấp tại Tuyên Quang gồm:
- Hàm Yên
- Chiêm Hòa
- Thành phố Tuyên Quang
- Yên Sơn
- Sơn Dương
Lũ sông Lô Tuyên Quang vượt mức báo động 3? Khu vực nào tại Tuyên Quang ngập lụt khi lũ sông Lô lên cao? (Hình từ internet)
Có các cấp báo động lũ nào?
Căn cứ theo Quyết định 05/2020/QĐ-TTg thì cấp báo động lũ là sự phân định cấp độ của lũ. Mỗi cấp độ lũ được xác định thông qua một giá trị mực nước tương ứng quy định tại các trạm thủy văn trên sông, suối, phản ánh mức độ nguy hiểm của lũ cũng như mức độ ngập lụt do lũ gây ra.
Theo đó, có 3 cấp báo động lũ:
+ Báo động cấp 1 là mức giới hạn mực nước cho biết trên sông đã bắt đầu có lũ nhưng nước lũ còn ở giới hạn trong lòng sông - tương đương cấp lũ nhỏ.
+ Báo động cấp 2 là mức giới hạn mực nước cho biết lũ trong sông đã lên đến mức trung bình, nước lũ bắt đầu gây ảnh hưởng ngập lụt và tác động xấu đến dân sinh, kinh tế, xã hội - tương đương lũ trung bình.
+ Báo động cấp 3 là mức giới hạn mực nước cho biết lũ trong sông đã lên đến mức cao, gây ảnh hưởng ngập lụt nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm cho đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, đe dọa đến tính mạng và tài sản của nhân dân - tương đương lũ lớn.
Lũ là gì?
Căn cứ tại Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg, quy định lũ là hiện tượng mực nước sông dâng cao trong khoảng thời gian nhất định, sau đó xuống, trong đó:
- Lũ lịch sử là lũ có đỉnh lũ cao nhất trong chuỗi số liệu quan trắc hoặc do điều tra khảo sát được;
- Lũ đặc biệt lớn là lũ có đỉnh lũ cao hiếm thấy trong thời kỳ quan trắc;
- Lũ bất thường là lũ xuất hiện trước hoặc sau mùa lũ quy định tại khoản 27 Điều này hoặc lũ được hình thành do mưa lớn xảy ra trong phạm vi nhỏ, hồ chứa xả nước, do vỡ đập, tràn đập, vỡ đê, tràn đê.
*Lũ quét là lũ xảy ra bất ngờ trên sườn dốc và trên các sông suối nhỏ miền núi, dòng chảy xiết, thường kèm theo bùn đá, lũ lên nhanh, xuống nhanh, có sức tàn phá lớn.
Ngoài ra, mùa lũ là khoảng thời gian liên tục trong một năm thường xuất hiện lũ, được xác định như sau:
- Trên các sông thuộc Bắc Bộ, từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 31 tháng 10;
- Trên các sông từ tỉnh Thanh Hóa đến tỉnh Hà Tĩnh, từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 30 tháng 11;
- Trên các sông từ tỉnh Quảng Bỉnh đến tỉnh Ninh Thuận, từ ngày 01 tháng 9 đến ngày 15 tháng 12;
- Trên các sông thuộc tỉnh Bình Thuận, các tỉnh thuộc Nam Bộ và Tây Nguyên, từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 30 tháng 11.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?