Lời chúc Tết Khmer Chôl Chnăm Thmây 2025 ý nghĩa, hay? Tết Chôl Chnăm Thmây có ý nghĩa gì? Tết Khmer vào ngày nào?
Lời chúc Tết Khmer Chôl Chnăm Thmây 2025 ý nghĩa, hay?
Lời chúc Tết Khmer Chôl Chnăm Thmây 2025 ý nghĩa, hay như sau:
Lời chúc truyền thống ấm áp:
"Nhân dịp năm mới Chôl Chnăm Thmây 2025, kính chúc bà con đồng bào Khmer một năm mới tràn đầy sức khỏe, hạnh phúc như những đóa hoa salang, ấm no như cánh đồng lúa chín vàng. Nguyện cầu Đức Phật phù hộ cho mọi nhà bình an, làm ăn phát đạt, con cháu học hành tấn tới. Surs-dey Chnam Thmey!"
Lời chúc gắn kết cộng đồng:
"Nhân mùa lễ hội Chôl Chnăm Thmây 2025, xin gửi tới cộng đồng Khmer những lời chúc tốt đẹp nhất! Chúc mọi gia đình đón năm mới trong niềm vui đoàn viên, những điệu múa Romvong rộn rã, tiếng trống Skor vang xa. Nguyện cầu năm mới mang đến nhiều may mắn, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc như ý nghĩa của lễ hội té nước truyền thống."
Lời chúc cho giới trẻ:
"Surs-dey Chnam Thmey 2025! Chúc các bạn trẻ Khmer một năm mới tràn đầy năng lượng, gặt hái nhiều thành công trong học tập và cuộc sống. Hãy giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Chúc các bạn luôn tự hào về cội nguồn như những ngọn tháp chùa Khmer vươn cao, kiêu hãnh giữa trời xanh!"
Lời chúc kết hợp hiện đại:
*"Năm mới Chôl Chnăm Thmây 2025, chúc bạn một năm:
Sung túc như Angkor Wat nguy nga
Bền vững như kiến trúc chùa Khmer
Ngọt ngào như điệu múa Apsara
Và rạng rỡ như nụ cười trên gương mặt các sư sãi.
Chúc năm mới an lành, thịnh vượng!"*
Lưu ý khi chúc Tết Khmer:
Kèm theo câu "Surs-dey Chnam Thmey" (Chúc mừng năm mới)
Có thể chúc bằng hành động té nước nhẹ nhàng (tượng trưng cho sự thanh lọc)
Nên nhắc đến các biểu tượng văn hóa đặc trưng: chùa tháp, điệu múa, hoa salang...
Thể hiện sự am hiểu văn hóa nhưng vẫn chân thành, tự nhiên
Những lời chúc này không chỉ mang ý nghĩa tốt lành mà còn thể hiện sự trân trọng nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ.
Lời chúc Tết Khmer Chôl Chnăm Thmây 2025 ý nghĩa, hay tham khảo như trên.
Lời chúc Tết Khmer Chôl Chnăm Thmây 2025 ý nghĩa, hay? Tết Chôl Chnăm Thmây có ý nghĩa gì? Tết Khmer vào ngày nào? (Hình từ Internet)
Tết Chôl Chnăm Thmây có ý nghĩa gì? Tết Khmer vào ngày nào 2025?
Tết Khmer vào ngày nào 2025?
Theo Công văn 1200-CV/TU năm 2025 Cần Thơ về tổ chức Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 có nêu thời gian Tết Khmer 2025 tải về
Theo đó, Tết Khmer 2025 (Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025) của đồng bào dân tộc Khmer (diễn ra từ ngày 14/4/2025 đến ngày 16/4/2025) với nhiều nghi thức như: Lễ rước Đại lịch Maha Sangkran, lễ Dâng cơm, lễ Đắp núi cát, lễ Tắm tượng Phật, tắm sư sãi và lễ Cầu siêu.
Tết Chôl Chnăm Thmây còn gọi là tết “chịu tuổi”, thông thường những ngày này người Khmer tập trung vào chùa. Tại chùa các vị Chư tăng tổ chức lễ với những nghi lễ, ý nghĩa khác nhau.
- Ngày thứ nhất có tên gọi là Sang-kran “bước đi, tiến tới”.
- Ngày thứ hai gọi là Wana-bot “thiếu hoặc thừa”.
- Ngày thứ ba gọi là Lơn-sắtk “tiến lên, tăng lên”.
Tết Chôl Chnăm Thmây có ý nghĩa gì?
Chôl Chnăm Thmây có ý nghĩa rất quan trọng đối với đồng bào Khmer vì đây vừa là ngày mở đầu năm mới, mở đầu thời vụ mới, cũng là ngày hạnh phúc tươi vui trong năm.
- Sáng thứ nhất ngày 4/3 âm lịch (nhằm ngày 14/4 dương lịch) gọi là ngày Chôl Sang-kran Thmây: mọi người tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc đẹp, đem theo nhang, đèn, phẩm vật đến chùa làm lễ rước đại lịch (Ma-ha-sang-kran). Maha sang-kran đặt trong khay sơn son thếp vàng đưa lên kiệu khiêng, theo sự hướng dẫn của vị A-Cha, Ban quản trị, đồng bào Phật tử Khmer mọi người đứng xếp hàng đi quanh chánh điện ba vòng, sau đó vào bên trong chánh điện Tụng kinh lễ bái Tam bảo để chào mừng năm mới. Đến đêm những người Phật tử lớn tuổi vân tập trong ngôi giảng đường hoặc chánh điện nghe Chư tăng thuyết pháp, còn lớp thanh niên nam nữ trẻ tuổi thì ra sân chùa tổ chức các trờ chơi dân gian và xem văn nghệ truyền thống như múa Rom vong, Rô băm, Du kê, phim ảnh.
- Ngày tết thứ hai ngày 5/3 âm lịch (nhằm ngày 15/4 dương lịch) gọi là ngày “Wanabot”: sáng mọi người làm lễ dâng huê ẩm thực đến Chư tăng, đến chiều thì đắp những núi cát (còn gọi Puôn-Panum-Khsách) thành nhiều ngọn núi nhỏ theo tám hướng và một núi ở trung tâm, tượng trưng cho sự bền vững của vũ trụ. Tục lệ này dẫn đến tích truyện lâu đời… và cho Phật tử thắp hương để cầu cho mưa thuận gió hòa trong năm và cầu phúc theo sự ước nguyện của mình.
- Ngày tết thứ ba 6/3 âm lịch (nhằm ngày 16/4 dương lịch) gọi là “Lơn-sắtk”: là ngày có rất nhiều ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào Khmer, buổi sáng mọi người đến chùa dâng huê ẩm thực đến Chư tăng, Chư tăng cùng mọi người tắm các tượng Phật, giữa trưa cùng ngày, A-Cha, Ban quản trị đại diện đồng bào Phật tử Khmer cung thỉnh Chư tăng làm lễ cầu siêu (Khmer gọi là Băng-Sa-Kôl) để hồi hướng phước đến vong linh những người đã mất có quan hệ quyết thống với mình, nhất là những người có công tạo lập, các vị sư sãi quá cố đã hy sinh vì Đạo pháp dân tộc, các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Quốc gia dân tộc.
Nguyên tắc tổ chức lễ hội như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP có nêu rõ nguyên tắc tổ chức lễ hội như sau:
- Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
- Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
- Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
- Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
- Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
- Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
- Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.





Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tổng diện tích dự kiến sáp nhập Lào Cai Yên Bái? Tỉnh Lào Cai Yên Bái thuộc phân vùng kinh tế xã hội nào?
- Sáp nhập xã TP Cần Thơ năm 2025 còn 32 xã, phường? Chi tiết sáp nhập xã TP Cần Thơ năm 2025 ra sao?
- Có phải đổi sang sổ đỏ mẫu mới khi sáp nhập tỉnh thành không? Điều kiện thực hiện sáp nhập tỉnh thành là gì?
- Tổng biên chế chính quyền địa phương cấp xã bình quân khoảng 32 biên chế/1 cấp xã sau sáp nhập (dự kiến)?
- Hà Nam Ninh Bình Nam Định sáp nhập: Tổng diện tích sau sáp nhập là bao nhiêu? Hà Nam Ninh Bình Nam Định thuộc vùng kinh tế xã hội nào?