Tết Khmer có gì đặc biệt? Tết Chôl Chnăm Thmây lễ đầu năm mới của dân tộc Khmer được tổ chức vào những ngày nào trọng năm?
Tết Khmer có gì đặc biệt? Tết Chôl Chnăm Thmây lễ đầu năm mới của dân tộc Khmer được tổ chức vào những ngày nào trọng năm?
Hàng năm cứ đến trung tuần tháng tư dương lịch, đồng bào dân tộc Khmer nô nức đón mừng tết truyền thống Chôl Chnăm Thmây.
Tết Chôl Chnăm Thmây (Tết Khmer) còn gọi là tết “chịu tuổi”, năm nay tết diễn ra trong ba ngày (từ ngày 14,15 và 16 tháng 4 dương lịch), thông thường những ngày này người Khmer tập trung vào chùa.
Lễ Chôl Chnăm Thmay cũng là những ngày Tết của Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Sri Lanka. Ngoài tôn giáo chính là Phật giáo, người Khmer còn tin rằng mỗi năm có một vị thần trên trời (Têvôđa) được sai xuống để chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó, hết năm lại về trời để vị thần khác xuống hạ giới. Những ngày này trở thành, lễ hội truyền thống của cả cộng đồng. Tổ chức nhiều trò vui như đốt đèn trời, đánh quay lửa... Các cụ già kể cổ tích, thần thoại, chuyện cũ cho con cháu nghe.
Tết Khmer là một chuỗi các ngày lễ với nhiều nghi thức quan trọng, mỗi ngày mang một ý nghĩa riêng biệt. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng khám phá trình tự các ngày lễ chính trong Tết Khmer:
- Ngày thứ nhất có tên gọi là Sang-kran “bước đi, tiến tới”.
Ngày đầu tiên, Chôl Sangkran Thmây, là ngày quan trọng nhất, đánh dấu thời khắc đầu tiên của năm mới. Vào ngày này, nghi lễ quan trọng nhất chính là lễ rước Đại lịch (Maha Sangkran). Mọi người sẽ thức dậy từ sớm, tắm gội sạch sẽ, diện trang phục truyền thống đẹp nhất và tập trung tại chùa.
Đại lịch là cuốn sách ghi chép ngày tháng, được đặt trong khay sơn son thếp vàng, rước đi quanh chính điện. Cuộc rước diễn ra trang trọng, ba vòng quanh chính điện, sau đó mới làm lễ bên trong chính điện. Một số chùa còn tổ chức dàn nhạc, múa hát để tăng thêm phần long trọng cho nghi lễ.
Đoàn rước Đại Lịch thường có người dẫn đầu mang mặt nạ, A Cha đội mâm lễ vật theo sau. Người dân sẽ xếp hàng, tay cầm nhang đèn, đi theo sau đoàn rước, tạo nên khung cảnh trang nghiêm. Sau khi rước Đại Lịch, mọi người vào chùa lễ Phật, nghe sư tụng kinh, cầu mong cho năm mới.
- Ngày thứ hai gọi là Wana-bot “thiếu hoặc thừa”.
Ngày Wonbơf, ngày thứ hai của Tết Khmer, là ngày người dân tập trung vào hai nghi lễ chính. Đó là lễ dâng cơm cho các vị sư sãi và lễ đắp núi cát để cầu phước.
Vào buổi sáng, người Khmer mang cơm và thức ăn đến chùa để dâng lên cho các vị sư sãi. Đây là truyền thống tốt đẹp, thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với các vị sư.
Các vị Acha sẽ tụng niệm, thuyết pháp, tạ ơn người làm ra vật thực và cầu siêu cho người đã khuất. Sau đó, các vị sư sẽ dùng vật thực và tụng kinh chúc phúc cho những người đã dâng cơm. Lễ dâng cơm là một nét đẹp văn hóa, thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người Khmer.
Vào buổi chiều, người dân sẽ tham gia lễ đắp núi cát, một nghi lễ mang ý nghĩa tâm linh. Người Khmer tin rằng mỗi hạt cát đắp lên núi sẽ giúp giải thoát một kẻ có tội ở thế gian. Do đó, mọi người rất hăng hái tham gia, mong Đức Phật ban phước lành và giải trừ nghiệp chướng.
Ngày nay, ở một số chùa, lễ đắp núi cát được thay thế bằng lễ đắp núi lúa, núi gạo. Số lúa gạo này sẽ được dùng để cung cấp lương thực cho các vị sư sãi hoặc giúp đỡ người nghèo.
Việc thay đổi này vẫn giữ được ý nghĩa tốt đẹp của lễ đắp núi cát, đồng thời mang tính thiết thực hơn. Lễ đắp núi cát, dù là cát, lúa hay gạo, đều thể hiện tinh thần hướng thiện và lòng thành kính.
- Ngày thứ ba gọi là Lơn-sắtk “tiến lên, tăng lên”.
Ngày Lơng Săk, ngày cuối cùng của Tết Khmer, là ngày dành cho lễ tắm tượng Phật và lễ cầu siêu. Vào buổi chiều, người Khmer tiến hành lễ tắm tượng Phật, một nghi lễ trang trọng và thiêng liêng.
Các vị Acha sẽ đặt tượng Phật vào thau lớn có hoa tươi và nước tinh khiết đã ướp hương thơm. Sau đó, các vị sư sãi sẽ dùng cành hoa nhúng vào nước thơm để tắm cho tượng Phật. Nghi lễ này nhằm bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Phật, rửa sạch những điều không may mắn.
Sau khi tắm tượng Phật ở chùa, người Khmer tiếp tục thực hiện nghi lễ này tại nhà để cầu bình an. Tiếp theo, mọi người sẽ tập trung tại khu vực tháp đựng hài cốt để thực hiện lễ cầu siêu.
Lễ cầu siêu là dịp để tưởng nhớ và cầu nguyện cho linh hồn những người thân đã khuất. Người Khmer đặt khay lễ vật trước tháp, thắp hương và nghe các nhà sư tụng kinh cầu siêu. Trong khi tụng kinh, các nhà sư sẽ vẩy nước thơm lên các tín đồ và xung quanh tháp.
Hành động vẩy nước thơm mang ý nghĩa lan tỏa hạnh phúc và bình an đến cho mọi người và gia đình. Lễ cầu siêu là nghi lễ cuối cùng, kết thúc ba ngày Tết Chôl Chnăm Thmây của người Khmer.
Ba ngày Tết Khmer với những nghi lễ truyền thống đặc sắc đã tạo nên một bức tranh văn hóa đầy màu sắc. Những nghi lễ trong Tết Chôl Chnăm Thmây là di sản văn hóa quý báu cần được gìn giữ.
Tết Khmer có gì đặc biệt? Tết Chôl Chnăm Thmây lễ đầu năm mới của dân tộc Khmer được tổ chức vào những ngày nào trọng năm? (Hình từ Internet)
Dân tộc Khmer có phải là dân tộc thiểu số không?
Căn cứ khoản 2, 3 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP thì:
- Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia.
Theo Thông cáo báo chí kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, toàn quốc có 82.085.729 người dân tộc Kinh, chiếm 85,3% và 14.123.255 người dân tộc khác, chiếm 14,7% tổng dân số của cả nước.
Như vậy, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là 53 dân tộc trong thành phần dân tộc Việt Nam, trừ dân tộc Kinh là dân tộc đa số.
Theo đó, dân tộc Khmer là dân tộc thiểu số theo quy định.
Nguyên tắc tổ chức lễ hội như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP có nêu rõ nguyên tắc tổ chức lễ hội như sau:
- Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
- Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
- Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
- Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
- Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
- Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
- Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Công ty TNHH một thành viên được hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không?
- Học ngành quản lý y tế có thể trở thành viên chức y tế công cộng hạng 3 không? Nhiệm vụ của viên chức y tế công cộng hạng 3 là gì?
- Chế độ làm việc của Thủ tướng Chính phủ như thế nào? Trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ là gì?
- Viết bài văn tả chiếc máy giặt nhà em ngắn lớp 5 ngắn? Học sinh lớp 5 có thành tích xuất sắc được khen thưởng thế nào?
- Cung cấp nước sinh hoạt có phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung hay không?