Lễ cầu nguyện hòa bình thế giới Đại lễ Vesak 2025 địa điểm và thời gian tổ chức cụ thể, chi tiết? Chi tiết lễ cầu nguyện hoà bình thế giới?

Lễ cầu nguyện hòa bình thế giới Đại lễ Vesak 2025 địa điểm và thời gian tổ chức cụ thể, chi tiết? Chi tiết lễ cầu nguyện hoà bình thế giới?

Lễ cầu nguyện hòa bình thế giới Đại lễ Vesak 2025 địa điểm và thời gian tổ chức cụ thể, chi tiết?

Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 là hoạt động văn hóa tôn giáo vì hòa bình của Liên Hiệp Quốc kỷ niệm ngày đản sinh, thành đạo và niết bàn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Theo Chương trình đại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc lần thứ 20 năm 2025

- 12:00 – 14:30 Ngày 08 tháng 5 năm 2025 (ngày 11 tháng 4 Ất Tỵ): Đại biểu quốc tế di chuyển đến Khu du lịch Quốc gia Núi Bà Đen - Quần thể Văn hóa Phật giáo Sunworld, Núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh

- 14:30 – 15:30: Lễ tôn trí Xá-lợi Phật Thích-ca Mâu-ni bảo vật Quốc gia Ấn Độ & Trồng 108 cây Bồ đề

- 15:30 – 17:00: Tham quan Quần thể Văn hóa Phật giáo Sunworld, Núi Bà Đen

- 17:00 – 18:00: Ăn tối

- 18:00 – 19:00: LỄ CẦU NGUYỆN HÒA BÌNH THẾ GIỚI

(1)Tuyên bố lý do, giới thiệu khách quý

(2)Phát biểu Khai mạc của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN

(3)Phát biểu của Hòa thượng GS.TS. Brahmapundit, Chủ tịch Ủy ban Quốc tế Tổ chức Đại lễ Vesak LHQ

(4)Phát biểu của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh

(5)Hoa đăng cầu nguyện hòa bình thế giới

Thông tin "Lễ cầu nguyện hòa bình thế giới Đại lễ Vesak 2025 địa điểm và thời gian tổ chức cụ thể, chi tiết?" chỉ mang tính chất tham khảo.

*Trên đây là "Lễ cầu nguyện hòa bình Đại lễ Vesak 2025 địa điểm và thời gian tổ chức cụ thể, chi tiết?"

Lễ thắp nến cầu nguyện hoà bình Đại lễ Vesak 2025 địa điểm và thời gian tổ chức cụ thể, chi tiết?

Lễ thắp nến cầu nguyện hòa bình Đại lễ Vesak 2025 địa điểm và thời gian tổ chức cụ thể, chi tiết? (Hình từ Intermet)

Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam?

Căn cứ Điều 8 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định như sau

- Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền:

+ Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;

+ Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;

+ Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;

+ Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;

+ Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.

Nghĩa vụ của cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 9 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định như sau:

- Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo?

Căn cứ tại Điều 3 và Điều 4 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016, trách nhiệm của Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo như sau:

(1) Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

- Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân.

- Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.

(2) Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

- Tập hợp đồng bào theo tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không theo tín ngưỡng, tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Phản ánh kịp thời ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của Nhân dân về các vấn đề có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; phản biện xã hội đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.

- Tham gia tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ, người theo tín ngưỡng, tôn giáo, các tổ chức tôn giáo và Nhân dân thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

- Giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

Đại lễ Phật đản Vesak
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổng hợp hình ảnh 87 phiên bản bảo vật quốc gia Phật giáo Việt Nam tại Đại lễ Vesak 2025? Hình ảnh bảo vật quốc gia Phật giáo Việt Nam tại Vesak 2025?
Pháp luật
Xem Lễ khai mạc và lễ bế mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 truyền hình trực tiếp trên kênh nào?
Pháp luật
Đại lễ Vesak 2025 có những hoạt động nào? Điểm đặc biệt của kỳ Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025? Tổ chức Đại lễ Vesak cần tuân thủ nguyên tắc nào?
Pháp luật
Lễ cầu nguyện hòa bình thế giới Đại lễ Vesak 2025 địa điểm và thời gian tổ chức cụ thể, chi tiết? Chi tiết lễ cầu nguyện hoà bình thế giới?
Pháp luật
Thời gian chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức sau điều chỉnh tại Đại lễ Vesak 2025 cụ thể, chi tiết nhất?
Pháp luật
Điều chỉnh Thời gian chiêm bái xá lợi Đức Phật tại Chùa Thanh Tâm TPHCM mới nhất chi tiết thế nào?
Pháp luật
XEM TRỰC TIẾP Đại lễ Vesak 2025? Truyền hình trực tiếp Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại TP.HCM ở đâu?
Pháp luật
Đại lễ Vesak mấy năm tổ chức 1 lần? Chi tiết chương trình Đại lễ Vesak tại Việt Nam? Đại lễ Vesak có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam không?
Pháp luật
Đăng ký chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức thế nào? Thời gian chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức?
Pháp luật
Diễu hành xe hoa kính mừng Đại lễ Phật đản Vesak diễn ra lúc mấy giờ? Chi tiết lộ trình diễu hành xe hoa tại TPHCM?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đại lễ Phật đản Vesak
11 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào