Đại lễ Vesak 2025 có những hoạt động nào? Điểm đặc biệt của kỳ Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025? Tổ chức Đại lễ Vesak cần tuân thủ nguyên tắc nào?
Đại lễ Vesak 2025 có những hoạt động nào?
Đại lễ Vesak 2025 có những hoạt động nào, điểm đặc biệt của kỳ Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 dưới đây:
Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra tại TP HCM, từ ngày 6/5/2025 đến 8/5/2025, với chủ đề "Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật Giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững - Unity and Inclusivity for Human dignity: Buddhist Insights for World peace and Sustainable development".
Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025 diễn ra với nhiều hoạt động tôn giáo như tôn trí Xá lợi Đức Phật Thích Ca, Xá lợi trái tim Bồ Tát Thích Quảng Đức,…
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc không chỉ là ngày kỷ niệm Đản sinh, Thành đạo và Nhập Niết Bàn của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, mà còn là dịp để các cộng đồng Phật Giáo toàn cầu cùng chia sẻ giá trị nhân văn, phát huy tinh thần đoàn kết, đóng góp cho hòa bình và phát triển bền vững của nhân loại.
Đại lễ năm nay diễn ra vào trùng với dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), gắn với thông điệp khẳng định vai trò của đạo Phật trong công cuộc gìn giữ hòa bình, xây dựng quốc gia hòa hợp và phát triển bền vững.
Các hoạt động chính của Đại lễ Vesak theo Thông bạch Phật đản Phật lịch 2569 bao gồm:
1. Ngày mùng 8 tháng 4 năm Ất Tỵ (5-5-2025)
- Đúng 4 giờ sáng, tất cả các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước cử 3 hồi chuông trống Bát-nhã kính mừng Đức Phật đản sinh, cầu nguyện quốc thái dân an.
- Tổ chức Tuần lễ tụng kinh Kính mừng Phật đản, kinh Chuyển Pháp luân và các nghi thức cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hòa bình.
2. Ngày rằm tháng 4 năm Ất Tỵ (12-5-2025)
(1). Đúng 4 giờ sáng, tất cả các tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường trong cả nước cử 3 hồi chuông trống Bát-nhã rước lễ Đản sanh.
(2). Cử hành Đại lễ Phật đản:
- Niệm Phật cầu gia bị.
- Cử Quốc ca, Đạo ca.
- Tuyên bố lý do, chương trình Đại lễ, giới thiệu đại biểu tham dự.
- Tuyên đọc Thông điệp Vesak 2025 của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc.
- Tuyên đọc Thông điệp Phật đản Phật lịch 2569 của Đức Pháp chủ GHPGVN.
- Diễn văn Đại lễ Phật đản Phật lịch Phật lịch 2569 của Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.
- Phát biểu của đại diện cơ quan chức năng tỉnh, thành (nếu có).
- Cử hành nghi thức cúng dường Đại lễ Phật đản:
+ Cử 3 hồi chuông trống Bát nhã rước Lễ Đản sanh;
+ Niệm hương;
+ Toàn thể đạo tràng nhập Từ bi quán;
+ Dâng hoa cúng dường Phật đản;
+ Nghi thức tụng kinh Kính mừng Phật đản;
+ Nghi thức Tắm Phật;
+ Hồi hướng;
+ Thả chim bồ câu hoặc bong bóng cầu quốc thái dân an, hòa bình nhân loại.
- Cảm tạ của Ban Tổ chức.
3. Chương trình thuyết giảng, diễu hành xe hoa, sự kiện văn hóa
Tại các cơ sở tự viện có thể tổ chức thuyết giảng, các chương trình văn hóa, nghệ thuật, triển lãm chào mừng Đại lễ Phật đản (nếu có điều kiện).
Thông tin "Đại lễ Vesak 2025 có những hoạt động nào?" chỉ mang tính chất tham khảo.
Đại lễ Vesak 2025 có những hoạt động nào? Điểm đặc biệt của kỳ Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025? Tổ chức Đại lễ Vesak cần tuân thủ nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Người tham gia lễ hội có quyền và trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định người tham gia lễ hội có quyền và trách nhiệm như sau:
Người tham gia lễ hội có các quyền sau:
- Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
- Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
- Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau:
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định trên còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Tổ chức Đại lễ Vesak cần tuân thủ nguyên tắc nào?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP về nguyên tắc tổ chức lễ hội thì khi tổ chức Đại lễ Vesak phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
- Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
- Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
- Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
- Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
- Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
- Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
- Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vụ Quản lý quy hoạch là đơn vị thuộc cơ quan nào của Chính phủ? 14 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay ra sao?
- Mẫu biên bản vụ việc phổ biến? Tòa án có được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì chưa có luật áp dụng không?
- Cục Bảo trợ xã hội thuộc Bộ Y tế có chức năng gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Bảo trợ xã hội về hỗ trợ nạn nhân bị mua bán?
- Tờ trình đề nghị bổ sung hạng mục công trình là mẫu nào? Tải Mẫu Tờ trình đề nghị bổ sung hạng mục công trình?
- IELTS bao nhiêu thì được miễn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh theo Thông tư 24? Trường hợp được miễn thi tất cả các môn?