Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch hệ thống trung tâm GDQPAN thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 với nội dung gì?

Xin hỏi, lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch hệ thống trung tâm GDQPAN thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 với nội dung gì? anh Tài - Phú Yên

Ngày 13/04/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 379/QĐ-TTg năm 2023 về thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hội đồng thẩm định là gì?

- Hội đồng thẩm định là hội đồng do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra nhằm xem xét, đánh giá, cho ý kiến bằng văn bản để tư vấn về chuyên môn đối với một vấn đề cụ thể trước khi vấn đề đó được chính thức thông qua hoặc giải quyết.

- Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, biểu quyết theo đa số, phiên họp của hội đồng phải đảm bảo có mặt ít nhất là 2/3 tổng số thành viên thì mới hợp lệ.

Ý kiến thẩm định thông qua bằng biểu quyết, với ít nhất quá nửa tổng số thành viên tán thành thì được coi là ý kiến chính thức của hội đồng, những ý kiến khác với ý kiến chính thức của hội đồng được bảo lưu và trình thủ trưởng cơ quan tiến hành thẩm định xem xét. Việc công bố các ý kiến chính thức của hội đồng cũng như các ý kiến bảo lưu do thủ trưởng cơ quan tiến hành thẩm định quyết định.

- Hội đồng thẩm định được đảm bảo các điều kiện, phương tiện hoạt động theo quy định của pháp luật.

hội đồng thẩm định

Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch hệ thống trung tâm GDQPAN thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 với nội dung gì? (Hình internet)

Thành phần Hội đồng thẩm định Quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh gồm những thành viên nào?

- Theo Quyết định 379/QĐ-TTg năm 2023, đồng chí Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Hội đồng. Phó Chủ tịch Hội đồng là đồng chí Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

- Thành viên Hội đồng gồm đại diện các bộ, ngành: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Xây dựng; Nội vụ; Tư pháp; Giáo dục và Đào tạo; Lao động - Thương binh và Xã hội; Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công an; Giao thông vận tải; Công Thương; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông.

- Các ủy viên phản biện gồm: Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Trọng Hanh - Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; Phó Giáo sư, Tiến sỹ Mai Thị Liên Hương - Viện trưởng Viện Kiến trúc quốc gia; Tiến sỹ Đỗ Trần Tín - Phó Trưởng khoa quy hoạch Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Trách nhiệm của Hội đồng thẩm định Quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh ra sao?

Tại mục 3 Quyết định 379/QĐ-TTg năm 2023 có nội dụng về trách nhiệm của Hội đồng thẩm định Quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh như sau:

- Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng và các thành viên của Hội đồng thực hiện theo Điều 33 Nghị định 37/2019/NĐ-CP.

- Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan thường trực Hội đồng thực hiện theo Điều 34 Nghị định 37/2019/NĐ-CP.

- Trách nhiệm và quyền hạn của các ủy viên phản biện thực hiện theo khoản 3 Điều 35 Nghị định 37/2019/NĐ-CP.

- Hội đồng hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm; chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi Quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Kế hoạch Quốc phòng và an ninh năm 2023 có những nội dung nào nổi bật?

Căn cứ Kế hoạch 7/KH-HĐGDQPANTW năm 2023 ban hành ngày 22/02/2023 nêu rõ:

- Kế hoạch nhằm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQPAN) theo quy định của pháp luật, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.

- Theo đó, kiên quyết đưa các trường không đủ điều kiện tự chủ vào thực hiện liên kết tại trung tâm GDQPAN được thực hiện:

+ Các bộ, ngành trung ương và địa phương tiếp tục triển khai xây dựng các trung tâm GDQPAN thuộc quyền quản lý; chỉ đạo các nhà trường có trung tâm GDQPAN, các trường được tự chủ môn học GDQPAN khắc phục những tồn tại, hạn chế; mua sắm bổ sung vật chất, mô hình học cụ, trang thiết bị dạy học, trang phục cho giảng viên, củng cố giảng đường, phòng học chuyên dùng, thao trường, bãi tập phục vụ cho môn học GDQPAN theo quy định hiện hành.

+ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra các trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học được tự chủ môn học GDQPAN; kiên quyết đưa các trường không đủ điều kiện tự chủ vào thực hiện liên kết tại trung tâm GDQPAN; đối với những trường đủ điều kiện tự chủ chỉ cho phép tự chủ có thời hạn không quá 05 năm, sau đó kiểm tra lại, nếu không đủ điều kiện tự chủ sẽ đưa vào thực hiện liên kết tại trung tâm GDQPAN. Không cho phép tăng thêm các trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học được tự chủ môn học GDQPAN, để tránh phá vỡ quy hoạch hệ thống trung tâm GDQPAN. Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công tác GDQPAN các Sở Giáo dục và Đào tạo.

+ Các ban, bộ, ngành trung ương, hội đồng GDQPAN các quân khu, địa phương thực hiện kiểm tra công tác GDQPAN đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền.

Hội đồng thẩm định
Giáo dục quốc phòng và an ninh Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Giáo dục quốc phòng và an ninh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Yêu cầu cần đạt đối với học sinh khi tiếp thu nội dung lồng ghép Giáo dục Quốc phòng và An ninh trong trường học như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn lồng ghép nội dung GDQP&AN trong trường học của cấp Tiểu học từ ngày 01/7/2024 như thế nào?
Pháp luật
Từ ngày 01/7/2024 lồng ghép nội dung Giáo dục Quốc phòng và An ninh trong trường học cấp Trung học cơ sở được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Mẫu đơn xin miễn học môn giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên hiện nay quy định như thế nào?
Pháp luật
Năm 2024, học sinh sinh viên được miễn học thực hành môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh khi mắc các bệnh nào?
Pháp luật
Môn học Giáo dục Quốc phòng và an ninh là một môn học chính khóa đối với những đối tượng nào?
Pháp luật
Mục tiêu Giáo dục quốc phòng và an ninh là gì? Có mấy nguyên tắc giáo dục quốc phòng và an ninh?
Pháp luật
Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu trong môn học giáo dục quốc phòng và an ninh tại trường THPT bao gồm những gì?
Pháp luật
Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân là gì? Đài Truyền hình Việt Nam có nhiệm vụ gì trong hoạt động phổ biến này?
Pháp luật
Phương pháp phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân trên phương tiện thông tin đại chúng được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội đồng thẩm định
864 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội đồng thẩm định Giáo dục quốc phòng và an ninh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào