Kỷ luật oan là gì? Việc xin lỗi tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật oan được Bộ Chính trị quy định dựa trên hình thức nào?
Kỷ luật oan là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Quy định 117-QĐ/TW năm 2023, Bộ Chính trị quy định kỷ luật oan là việc tổ chức đảng, đảng viên không vi phạm chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhưng tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận có vi phạm và thi hành kỷ luật.
Khi nào tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật oan được xin lỗi và phục hồi quyền lợi?
Căn cứ tại Điều 4 Quy định 117-QĐ/TW năm 2023, có 2 căn cứ để xin lỗi và phục hồi quyền lợi đối với tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật oan là:
- Kết luận hoặc quyết định của tổ chức đảng có thẩm quyền xác định tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật oan.
- Kết luận, quyết định, bản án của cơ quan pháp luật xác định đảng viên bị điều tra, truy tố, xét xử oan dẫn đến tổ chức đảng quyết định kỷ luật oan.
Như vậy, khi có 1 trong 2 căn cứ nêu trên thì đảng viên, tổ chức đảng bị kỷ luật oan sẽ được xin lỗi và phục hồi quyền lợi.
Kỷ luật oan là gì? Việc xin lỗi tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật oan được Bộ Chính trị quy định dựa trên hình thức nào? (Hình từ internet)
Hình thức xin lỗi đối với tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật oan được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Quy định 117-QĐ/TW năm 2023, có 2 hình thức để thực hiện xin lỗi đối với tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật oan được quy định như sau:
(1) Tổ chức hội nghị công khai xin lỗi tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật oan:
- Chủ trì tổ chức hội nghị:
+ Đại diện tổ chức đảng cấp trên trực tiếp của tổ chức đảng đã quyết định kỷ luật oan.
+ Tổ chức đảng đã quyết định kỷ luật oan hoặc tổ chức đảng tiếp nhận chuyển giao, chia tách, sáp nhập, hết nhiệm kỳ hoạt động của tổ chức đảng đã quyết định kỷ luật oan.
- Nơi tổ chức hội nghị:
+ Đối với tổ chức đảng bị kỷ luật oan: Tổ chức đảng bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo thì việc xin lỗi thực hiện tại tổ chức đảng đó; tổ chức đảng bị kỷ luật giải tán thì thực hiện tại tổ chức đảng trực tiếp quản lý tổ chức đảng đó trước khi bị giải tán; tổ chức đảng đã kết thúc hoạt động, giải thể, chuyển giao, chia tách, sáp nhập thì thực hiện tại tổ chức đảng kế thừa, tiếp nhận tổ chức đảng đó.
+ Đối với đảng viên bị kỷ luật oan: Đảng viên không giữ chức vụ thì việc xin lỗi thực hiện tại chi bộ đã hoặc đang quản lý đảng viên hoặc nơi cư trú; đảng viên là cấp uỷ viên, giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì thực hiện tại cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ trực tiếp quản lý đảng viên hoặc tổ chức đảng nơi đảng viên đó đã là thành viên; đảng viên đã qua đời, mất năng lực hành vi dân sự, toà án tuyên bố mất tích thì thực hiện tại tổ chức đảng đã hoặc đang quản lý đảng viên; đảng viên bị kỷ luật đã nghỉ việc, nghỉ hưu hoặc chuyển công tác, chuyển sinh hoạt đảng thì thực hiện tại tổ chức đảng đang quản lý đảng viên.
- Thành phần hội nghị (tổ chức đảng tổ chức hội nghị xin lỗi căn cứ từng trường hợp quyết định) gồm:
+ Đại diện tổ chức đảng đã quyết định kỷ luật oan.
+ Đại diện tổ chức đảng giải quyết, xác định kỷ luật oan hoặc tổ chức đảng được uỷ quyền
+ Đại diện tổ chức đảng, đảng viên (hoặc thân nhân đảng viên) bị kỷ luật oan. Nếu tổ chức đảng bị kỷ luật oan đã giải tán, giải thể, kết thúc hoạt động, chuyển giao, chia tách, sáp nhập thì mời đại diện tổ chức đảng kế thừa, tiếp nhận tổ chức đảng đó.
+ Đại diện tổ chức đảng đang quản lý đảng viên bị kỷ luật oan trong trường hợp đảng viên đã chuyển sinh hoạt đảng.
+ Đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đảng viên bị kỷ luật oan và đang công tác; đại diện chi bộ nơi đảng viên cư trú.
- Nội dung hội nghị:
+ Công bố quyết định bãi bỏ quyết định kỷ luật oan; quyết định khôi phục hoạt động đối với tổ chức đảng bị kỷ luật giải tán; quyết định phục hồi đảng tịch đối với đảng viên bị kỷ luật khai trừ hoặc bị xoá tên đảng viên do bị kỷ luật oan; quyết định phục hồi vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo và các quyền lợi liên quan (nếu có).
+ Chủ thể tổ chức xin lỗi ghi biên bản hội nghị và gửi báo cáo đến tổ chức đảng giải quyết, xác định kỷ luật oan trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày kết thúc hội nghị.
(2) Công bố công khai việc xin lỗi (báo chí, trang thông tin điện tử…):
Tổ chức đã quyết định kỷ luật oan công bố nội dung xin lỗi gửi các tổ chức đảng trực thuộc; đăng công khai trên báo chí của địa phương, trang thông tin điện tử (nếu có) của cấp uỷ cơ quan, đơn vị nơi tổ chức đảng, đảng viên đã bị kỷ luật oan, nơi đang cư trú hoặc làm việc.
Thời hạn phục hồi quyền lợi cho tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật oan là bao lâu?
Căn cứ tại Điều 9 Quy định 117/QĐ/TW năm 2023, quy định như sau:
Thời hạn
1. Trong thời hạn 90 ngày, tính từ ngày cấp có thẩm quyền ban hành kết luận hoặc quyết định xác định tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật oan thì tổ chức đảng đã kỷ luật oan, các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện xin lỗi và phục hồi quyền lợi.
2. Trường hợp bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh…) thì thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn thực hiện xin lỗi và phục hồi quyền lợi.
Như vậy, căn cứ theo nội dung nêu trên thì trong thời hạn 90 ngày, tính từ ngày cấp có thẩm quyền ban hành kết luận hoặc quyết định xác định tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật oan thì tổ chức đảng đã kỷ luật oan, các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện xin lỗi và phục hồi quyền lợi.
*Lưu ý: Trường hợp bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh…) thì thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn thực hiện xin lỗi và phục hồi quyền lợi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?