Kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như thế nào?
- Kinh phí hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật nào?
- Nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp nhỏ và vừa từ đâu?
- Người lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ chi phí đào tạo nghề bao nhiêu?
Kinh phí hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật nào?
Vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Công văn 6318/BKHĐT-PTDN năm 2022 về việc hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
Về hoạt động hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2022:
+ Căn cứ khoản 1 Điều 11 Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, điểm b khoản 2 Điều 25 Nghị định 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và Nghị định 87/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính, Thông tư 49/2019/TT-BTC là văn bản để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong công tác quản lý ngân sách nhà nước, không phải văn bản quy định chi tiết Nghị định 39/2018/NĐ-CP. Do vậy khi Nghị định 39/2018/NĐ-CP hết hiệu lực thì Thông tư 49/2019/TT-BTC không đồng thời hết hiệu lực.
Trên cơ sở đó, các đơn vị triển khai hoạt động hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể áp dụng định mức hỗ trợ quy định tại Nghị định 80/2021/NĐ-CP và quy trình, thủ tục chi tiêu ngân sách theo Thông tư 49/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Như vậy, việc sử dụng ngân sách Nhà nước để hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện theo quy định tại Thông tư 49/2019/TT-BTC.
Kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp nhỏ và vừa từ đâu?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư 49/2019/TT-BTC về nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
Nguồn kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương), đóng góp và hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
1. Nguồn ngân sách nhà nước:
a) Ngân sách trung ương: Bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của các Bộ, cơ quan ngang bộ; hoặc hỗ trợ cho các tổ chức hiệp hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp nhỏ và vừa.
b) Ngân sách địa phương: Bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của địa phương để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương.
2. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cá nhân tham gia đào tạo đóng góp một phần kinh phí.
3. Các cơ quan, đơn vị huy động các nguồn tài chính khác (ngoài nguồn ngân sách nhà nước) của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Như vậy, nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu từ ngân sách Nhà nước.
Người lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ chi phí đào tạo nghề bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 80/2021/NĐ-CP về chi phí đào tạo nghề và chính sách hỗ trợ cho lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
Chi phí đào tạo nghề và chính sách hỗ trợ cho lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Lao động làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP khi tham gia khóa đào tạo nghề được miễn chi phí đào tạo nhưng tối đa không quá 02 triệu đồng/người/khóa học; mỗi người một lần.
2. Các chi phí còn lại để tham gia khóa đào tạo nghề do doanh nghiệp nhỏ và vừa và người lao động thỏa thuận, bao gồm:
- Phần chênh lệch trong trường hợp chi phí đào tạo nghề do cơ sở đào tạo quy định cao hơn mức quy định tại khoản 1 Điều này;
- Tiền ăn, đi lại và các chi phí khác phát sinh khi học viên tham gia khóa đào tạo.
Đồng thời, Công văn 6318/BKHĐT-PTDN năm 2022 cũng hướng dẫn áp dụng quy định các hoạt động hỗ trợ khác đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
Về các hoạt động hỗ trợ khác cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và chi hoạt động quản lý: Các hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa về: công nghệ, tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị và chi phí cho hoạt động quản lý sẽ được triển khai sau khi Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế sử dụng kinh phí Ngân sách Nhà nước vốn chi thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?