Kiểm toán tổng hợp tại Sở Tài chính thì lập biên bản kiểm toán như thế nào? Mẫu Biên bản kiểm toán mới nhất?
Sở Tài chính là cơ quan nào? Sở Tài chính có tư cách pháp nhân hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BTC về vị trí và chức năng của Sở Tài chính như sau:
Vị trí và chức năng
1. Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về tài chính; ngân sách nhà nước; nợ chính quyền địa phương, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; tài sản công; các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập; lĩnh vực giá và các hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật.
2. Sở Tài chính có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chấp hành chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền; đồng thời chấp hành chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài chính.
Như vậy, theo quy định trên thì Sở Tài chính là cơ quan tài chính chuyên môn thực hiện các chức năng tham mưu, quản lý nhà nước về tài chính trực thuộc UBND cấp tỉnh.
Đồng thời, Sở Tài chính có tư cách pháp nhân và có con dấu, tài khoản riêng.
Kiểm toán tổng hợp tại Sở Tài chính thì lập biên bản kiểm toán như thế nào? Mẫu Biên bản kiểm toán mới nhất? (Hình từ Internet)
Kiểm toán tổng hợp tại Sở Tài chính thì lập biên bản kiểm toán như thế nào?
Căn cứ Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN ngày 10/01/2023 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc ban hành Hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Khi thực hiện kiểm toán các nội dung kiểm toán tổng hợp tại Sở Tài chính (hoặc phòng tài chính) các địa phương, Tổ kiểm toán sẽ lập Biên bản kiểm toán theo mẫu do Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Theo đó, Mẫu Biên bản kiểm toán tại Sở Tài chính mới nhất hiện nay là Mẫu số 05/BBKT-NSĐP Mục lục ban hành kèm theo Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN.
Tải Mẫu Biên bản kiểm toán tại Sở Tài chính mới nhất Tại đây.
Cần lưu ý những gì khi lập Biên bản kiểm toán tại Sở Tài chính?
Căn cứ theo nội dung được ghi chú tại Mẫu số 05/BBKT-NSĐP Mục lục ban hành kèm theo Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN, khi lập Biên bản kiểm toán tại Sở Tài chính, Tổ kiểm toán cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Biên bản kiểm toán được lập khi thực hiện kiểm toán các nội dung kiểm toán tổng hợp tại Sở Tài chính (hoặc phòng tài chính) các địa phương.
Trường hợp có nhiều Tổ kiểm toán cùng làm việc tại cùng một đơn vị, mỗi Tổ kiểm toán thực hiện một phần công việc thì mỗi Tổ kiểm toán lập một Biên bản kiểm toán liên quan đến phần việc được phân công.
- Biên bản kiểm toán phải được lập khi kết thúc kiểm toán tại đơn vị, phải được thông qua đơn vị được kiểm toán, hoàn thiện và phát hành trước khi lập Báo cáo kiểm toán (hoặc lập Biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán khi kiểm toán ngân sách huyện).
- Trưởng đoàn kiểm toán ký và chịu trách nhiệm về tính chính xác của Biên bản kiểm toán. Kiểm toán trưởng có trách nhiệm soát xét, chỉ đạo về nội dung của Biên bản kiểm toán.
- Đoàn kiểm toán gửi dự thảo Biên bản kiểm toán cho Tổ Kiểm soát chất lượng kiểm toán trước khi gửi cho đơn vị để lấy ý kiến hoặc tổ chức thông qua dự thảo Biên bản kiểm toán.
- Biên bản kiểm toán được lập trên cơ sở tổng hợp các Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của tất cả các Kiểm toán viên trong Tổ kiểm toán. Biên bản này không thay thế cho các Biên bản xác nhận của từng Kiểm toán viên.
- Tổ kiểm toán phải phản ánh đầy đủ kết quả kiểm toán.
Các ý kiến xác nhận, đánh giá của Tổ kiểm toán phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán, Kiểm toán viên lập Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán với đơn vị để lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán.
Trường hợp Biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán có những nội dung (có các sai sót, sai phạm, chênh lệch số liệu) khác với hoặc chưa có trong Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của các kiểm toán viên thì Tổ kiểm toán phải thu thập bằng chứng có liên quan để lưu đầy đủ cùng Biên bản kiểm toán này trong hồ sơ kiểm toán.
- Người ký Biên bản kiểm toán bên Kiểm toán nhà nước là: Tổ trưởng Tổ kiểm toán và Trưởng đoàn kiểm toán. Trường hợp kiểm toán tại phòng Tài chính- Kế hoạch huyện là Tổ trưởng tổ kiểm toán.
Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN chính thức có hiệu lực từ ngày 25/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?