Không bố trí người địa phương giữ chức Bí thư, Chủ tịch cấp xã TPHCM theo Hướng dẫn 06 đúng không?
Không bố trí người địa phương giữ chức Bí thư, Chủ tịch cấp xã TPHCM theo Hướng dẫn 06 đúng không?
Ngày 7/5/2025, TPHCM ban hành Hướng dẫn 06-HD/TU năm 2025 tải về Hướng dẫn khung tiêu chuẩn tạm thời và định hướng bố trí các chức danh lãnh đạo, quản lý khi sắp xếp tổ chức bộ máy các phường, xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tải về
Theo nội dung Hướng dẫn 06/HD-TU năm 2025 nêu rõ một số nguyên tắc chung về định hướng bố trí các chức danh lãnh đạo sau khi tổ chức bộ máy phường, xã tại TPHCM như sau:
I. NGUYÊN TẮC CHUNG
1. Bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy, tổ chức đảng trong sắp xếp, bố trí cán bộ theo đúng quy định của Đảng, Nhà nước. Cán bộ phải chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức và quyết định của cấp có thẩm quyền. Ban Thường vụ Thành ủy Thủ Đức, quận ủy, huyện ủy phải chịu trách nhiệm trong việc sắp xếp, bố trí cán bộ thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm mục tiêu đề ra theo yêu cầu của Trung ương, Ban Thường vụ Thành ủy.
Việc sắp xếp, bố trí cán bộ phải được thực hiện nghiêm túc, thận trọng, khoa học, chặt chẽ; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, có nguyên tắc, tiêu chí cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn của đội ngũ cán bộ và yêu cầu nhiệm vụ của từng địa phương; trong đó quan tâm bố trí sử dụng đối với cán bộ có năng lực, có trách nhiệm, tâm huyết với công việc. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp xã cần xem xét, bố trí cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu công việc chung là chính, đồng thời theo thứ tự ưu tiên như sau: Các đồng chí là thường trực; ủy viên ban thường vụ; phó chủ tịch hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; cấp ủy viên cấp huyện hiện nay.... Thực hiện chủ trương bố trí bí thư đảng ủy, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không là người địa phương.
Phấn đấu đạt tỷ lệ cấp ủy viên nữ từ 15% và có cán bộ nữ trong ban thường vụ; phấn đấu tỷ lệ cán bộ trẻ (dưới 42 tuổi) từ 10% trở lên.
...
Theo đó, việc bố trí chức danh lãnh đạo sau sắp xếp bộ máy phường xã thực hiện theo chủ trương không bố trí người địa phương giữ chức Bí thư, Chủ tịch cấp xã tại TPHCM.
Trên đây là Thông tin về Không bố trí người địa phương giữ chức Bí thư, Chủ tịch cấp xã TPHCM theo Hướng dẫn 06 đúng không?
Không bố trí người địa phương giữ chức Bí thư, Chủ tịch cấp xã TPHCM theo Hướng dẫn 06 đúng không? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn chung các chức danh lãnh đạo, quản lý khi sắp xếp tổ chức bộ máy các phường, xã tại TPHCM theo Hướng dẫn 06 là gì?
Căn cứ theo Mục II Hướng dẫn 06/HD-TU năm 2025, tiêu chuẩn chung của các chức danh lãnh đạo, quản lý khi sắp xếp tổ chức bộ máy các phường, xã tại TPHCM được quy định như sau:
(1) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, Nhà nước và của Nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Kiên quyết đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước.
(2) Có phẩm chất đạo đức, lối sống gương mẫu, trong sáng; thực hiện nghiêm quy định của Đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, giữ gìn sự đoàn kết nội bộ; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư; kê khai tài sản, thu nhập trung thực, minh bạch; không cơ hội, tham vọng quyền lực, cục bộ, bè phái, tham nhũng, tiêu cực, "lợi ích nhóm",... Không để vợ hoặc chồng, con, người thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
(3) Có năng lực cụ thể hoá và tổ chức thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có tư duy đổi mới, tầm nhìn, phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả; nói đi đôi với làm, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có thành tích, kết quả công tác trong địa bàn, lĩnh vực công tác được giao.
(4) Có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao; trình độ tin học, ngoại ngữ cần thiết và phù hợp.
(5) Chấp hành sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác. Thực hiện tốt các quy định, quy chế, nội quy của địa phương nơi công tác. Trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.
(6) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm tuổi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy định.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 23 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân; triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban nhân dân;
- Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp mình; kiểm tra và xử lý các vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn;
- Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính; về thực hiện cải cách hành chính trên địa bàn; quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp mình và cán bộ lãnh đạo, quản lý do mình quản lý, điều hành;
- Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, bảo đảm quyền con người, giải quyết các vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của Nhân dân; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên;
- Chỉ đạo, quản lý, tổ chức sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tài chính và nguồn ngân sách nhà nước được giao trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong hoạt động của chính quyền địa phương cấp mình và trong các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn;
- Chỉ đạo, xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp liên quan đến thiên tai, bão lụt, dịch bệnh tại địa bàn;
- Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động tự quản của thôn;
- Ban hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung văn bản do mình ban hành khi xét thấy không còn phù hợp hoặc trái pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, ủy quyền và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hẻm là gì? Ngách là gì? Việc đánh số nhà trong hẻm được thực hiện như thế nào theo Thông tư 08?
- Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng 2025 diễn ra ngày nào? DIFF bắn ở đâu? Địa điểm bắn pháo hoa Đà Nẵng 2025?
- Khai thác xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thực hiện như thế nào? Những hình thức xử lý tài sản hiện nay thế nào?
- Lễ hội trái cây Suối Tiên 2025 ngày nào, tổ chức ở đâu? Lễ hội trái cây Nam Bộ 2025 ngày nào? Lễ hội trái cây TPHCM?
- Những đối tượng nào được tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về văn bản quy phạm pháp luật?