Khoản thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của Chi nhánh có phải kê khai riêng không?
- Khoản thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của Chi nhánh có phải kê khai riêng không?
- Khoản tiền thuế nộp thừa của chi nhánh có được bù trừ qua khoản tiền thuế nộp thiếu của trụ sở chính công ty không?
- Thẩm quyền của cơ quan thuế trong việc xử lý bù trừ khoản tiền thuế nộp thừa được quy định như thế nào?
Khoản thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của Chi nhánh có phải kê khai riêng không?
Trước những vướng mắt về việc phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp, Cục thuế tỉnh Bình Định ban hành Công văn 2812/CTBDI-TTHT năm 2022 hướng dẫn về việc kê khai quyết toán thuế của Chi nhánh thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế:
Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế
Người nộp thuế thực hiện các quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 45 Luật Quản lý thuế và các quy định sau đây:
1. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có nhiều hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế là cơ quan thuế nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính đối với các trường hợp sau đây:
...
h) Khai thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
...
Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 17 Thông tư 80/2021/TT-BTC về việc khai thuế, tính thuế, quyết toán thuế, phân bổ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất:
Khai thuế, tính thuế, quyết toán thuế, phân bổ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
...
3. Khai thuế, quyết toán thuế, nộp thuế:
...
c) Đối với đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất:
c.1) Khai thuế, tạm nộp thuế hàng quý:
Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế quý nhưng phải xác định số thuế tạm nộp hàng quý theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP để nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tại từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất, bao gồm cả nơi có đơn vị được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
c.2) Quyết toán thuế:
Người nộp thuế khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đối với toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh theo mẫu số 03/TNDN, nộp phụ lục bảng phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho các địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với cơ sở sản xuất theo mẫu số 03-8/TNDN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này.
Riêng hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thì người nộp thuế khai quyết toán thuế theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp, xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03-3A/TNDN, 03-3B/TNDN, 03-3C/TNDN, 03-3D/TNDN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này và nộp tại cơ quan thuế nơi có đơn vị được hưởng ưu đãi khác tỉnh và cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý nhỏ hơn số thuế phải nộp phân bổ cho từng tỉnh theo quyết toán thuế thì người nộp thuế phải nộp số thuế còn thiếu cho từng tỉnh. Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý lớn hơn số thuế phân bổ cho từng tỉnh thì được xác định là số thuế nộp thừa và xử lý theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý thuế và Điều 25 Thông tư này.
Như vậy, trường hợp chi nhánh doanh nghiệp thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ thực hiện khai thuế thu nhập doanh nghiệp riêng tại nơi có đơn vị phụ thuộc có hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, Mục 1 Công văn 2812/CTBDI-TTHT năm 2022 hướng dẫn về nội dung này như sau:
Trường hợp Công ty TNHH CJ Vina Agri - Chi nhánh Bình Định là cơ sở sản xuất kinh doanh hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính, có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thì:
- Về kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của Chi nhánh:
Thực hiện kê khai riêng đối với thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của Chi nhánh Bình Định theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và điểm c2 khoản 3 Điều 17 Thông tư 80/2021/TT-BTC
Cụ thể như sau:
- Biểu mẫu 03/TNDN: Chi nhánh Bình Đinh kê khai:
+ Chỉ tiêu C17: chỉ khai hoạt động ưu đãi thuế.
+ Chỉ tiêu E1: chỉ khai hoạt động ưu đãi thuế.
- Biểu mẫu 03-8/TNDN: Chi nhánh không kê khai.
Khoản thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của Chi nhánh có phải kê khai riêng không? (Hình từ Internet)
Khoản tiền thuế nộp thừa của chi nhánh có được bù trừ qua khoản tiền thuế nộp thiếu của trụ sở chính công ty không?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Thông tư 80/2021/TT-BTC về việc bù trừ khoản tiền khoản tiền thuế nộp thừa của chi nhánh bù trừ qua khoản tiền thuế nộp thiếu của trụ sở chính công ty như sau:
Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
1. Người nộp thuế có số tiền thuế nộp thừa, tiền chậm nộp nộp thừa, tiền phạt nộp thừa (sau đây gọi là khoản nộp thừa) theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Quản lý thuế thì được xử lý bù trừ hoặc hoàn trả như sau:
a) Bù trừ khoản nộp thừa với số tiền thuế còn nợ, tiền chậm nộp còn nợ, tiền phạt còn nợ (sau đây gọi là khoản nợ) hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phát sinh phải nộp của lần tiếp theo (sau đây gọi là khoản thu phát sinh) trong các trường hợp:
a.1) Bù trừ với khoản nợ của người nộp thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) và cùng địa bàn thu ngân sách với khoản nộp thừa.
a.2) Bù trừ với khoản thu phát sinh của người nộp thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) và cùng địa bàn thu ngân sách với khoản nộp thừa.
Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị phụ thuộc, chi nhánh công ty chỉ được thực hiện bù trừ khoản nợ của trụ sở chính công ty khi ở cùng địa bàn thu ngân sách với khoản tiền thuế nộp thừa.
Cụ thể, Mục 2 Công văn 2812/CTBDI-TTHT năm 2022 hướng dẫn về nội dung này như sau:
Về bù trừ nghĩa vụ thuế:
- Theo điểm a.1, a.2 khoản 1 Điều 25 Thông tư 80/2021/TT-BTC thì trường hợp số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp nộp thừa tại tỉnh Bình Định không được bù trừ với số thuế thu nhập doanh nghiệp nộp thiếu tại tỉnh Long An vì khác địa bàn thu ngân sách.
- Trường hợp đơn vị kê khai bổ sung quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, điều chỉnh lại thuế phải nộp do phân bổ lại thì phải nộp tiền chậm nộp phát sinh đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm nếu điều chỉnh tăng thuế phân bổ tại Chi nhánh.
Thẩm quyền của cơ quan thuế trong việc xử lý bù trừ khoản tiền thuế nộp thừa được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Thông tư 80/2021/TT-BTC về thẩm quyền xử lý bù trừ khoản nộp thừa của cơ quan thuế như sau:
Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
...
3. Thẩm quyền xử lý bù trừ khoản nộp thừa của cơ quan thuế
a) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp thực hiện:
a.1) Bù trừ trên hệ thống quản lý thuế khoản nộp thừa với khoản nợ, khoản thu phát sinh của người nộp thuế thuộc trường hợp quy định tại điểm a.1, a.2 khoản 1 Điều này do cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
a.2) Tiếp nhận, giải quyết văn bản đề nghị xử lý khoản nộp thừa của người nộp thuế thuộc trường hợp quy định tại điểm a.4 khoản 1 Điều này do cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu hoặc do cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ quản lý thu theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này.
b) Cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước thực hiện:
b.1) Bù trừ trên hệ thống quản lý thuế khoản nộp thừa của người nộp thuế do cơ quan thuế quản lý thu thuộc trường hợp quy định tại điểm a.1, a.2 khoản 1 Điều này.
b.2) Tiếp nhận, giải quyết văn bản đề nghị xử lý khoản nộp thừa của người nộp thuế thuộc trường hợp quy định tại điểm a.4 khoản 1 Điều này do cơ quan thuế quản lý thu.
c) Cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này thực hiện:
c.1) Bù trừ trên hệ thống quản lý thuế khoản nộp thừa với khoản nợ, khoản thu phát sinh của người nộp thuế thuộc trường hợp quy định tại điểm a.1, a.2 khoản 1 Điều này do cơ quan thuế quản lý đối với khoản thu được phân bổ.
c.2) Phối hợp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp xử lý bù trừ khoản nộp thừa với khoản nợ, khoản thu phát sinh do nơi được hưởng khoản thu được phân bổ quản lý thu theo hướng dẫn tại điểm a.4 khoản 1 Điều này.
Như vậy, cơ quan thuế có thẩm quyền quản lý khoản tiền bù trừ, tiếp nhận giải quyết đề nghị xử lý khoản nộp thừa của người nộp thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?