Kho bạc nhà nước hướng dẫn đơn vị kê khai trên bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng như thế nào?

Kho bạc nhà nước hướng dẫn đơn vị kê khai trên bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng như thế nào? Thắc mắc của chị H.Y ở Huế.

Kho bạc nhà nước hướng dẫn đơn vị kê khai trên bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng như thế nào?

Công văn 4123/KBNN-KSC năm 2023, về việc kiểm soát, thanh toán lao động hợp đồng theo quy định Nghị định 111/2022/NĐ-CP.

(1) Kho bạc nhà nước hướng dẫn đơn vị kê khai trên bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng như sau:

Tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 11/2020/NĐ-CP quy định: “Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác, thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.”

Do Nghị định 111/2022/NĐ-CP đã thay thế Nghị định 68/2000/NĐ-CP và Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP, vì vậy căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 11/2020/NĐ-CP nêu trên, đối với các hợp đồng lao động đã thực hiện ký hợp đồng theo quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP các Kho bạc nhà nước tỉnh, thành phố hướng dẫn đơn vị kê khai trên Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng như sau:

- Các dòng sửa thành:

(i) Đối với công chức, viên chức (ii) Đối với lao động hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ theo Nghị định 111/2022/NĐ-CP (iii) Đối với hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 111/2022/NĐ-CP .

- Cột 6: Tiền công lao động thường xuyên theo hợp đồng sửa thành Tiền công lao động theo hợp đồng.

(2) Về kinh phí thực hiện: Kho bạc nhà nước kiểm soát theo đúng nguồn quy định tại Điều 12 Nghị định 111/2022/NĐ-CP.

(3)Về hạch toán kế toán:

Căn cứ hướng dẫn tại Phụ lục III Thông tư 324/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định hệ thống mục lục ngân sách nhà nước, Công văn 7078/BTC-KBNN năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung của mục lục ngân sách nhà nước, Kho bạc nhà nước hướng dẫn hạch toán tiểu mục chi ngân sách nhà nước (NSNN) cho các trường hợp thực hiện hợp đồng quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP như sau:

- Đối công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sư nghiệp công lập:

+ Trường hợp ký hợp đồng dịch vụ được phản ánh vào tiểu mục 6757 “Thuê lao động trong nước” thuộc mục 6750 - “Chi phí thuê mướn”.

+ Trường hợp ký hợp đồng lao động:

Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 và Khoản 1 Điều 12 Nghị định 111/2022/NĐ-CP, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc biên chế và nằm ngoài quỹ lương, tiền lương và phụ cấp khác (nếu có) được phản ánh vào tiểu mục 6051 “Tiền công trả cho vị trí lao động thường xuyên theo hợp đồng” thuộc mục 6050 - “Tiền công trả cho vị trí lao động thường xuyên theo hợp đồng”.

- Đối với công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập:

+ Đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 1 và nhóm 2: Không hạch toán theo mục lục ngân sách nhà nước do được thực hiện từ nguồn kinh phí tự bảo đảm của đơn vị theo quy định pháp luật.

+ Đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 3 và nhóm 4:

++ Trường hợp ký hợp đồng lao động: Tiền lương và phụ cấp khác (nếu có) được phản ánh vào tiểu mục 6051 “Tiền công trả cho vị trí lao động thường xuyên theo hợp đồng” thuộc mục 6050 - “Tiền công trả cho vị trí lao động thường xuyên theo hợp đồng”.

*Lưu ý: Riêng đối với người lao động thuộc biên chế (viên chức) và nằm trong quỹ lương, tiền lương được phản ánh vào tiểu mục 6003 - “Lương hợp đồng theo chế độ” thuộc mục 6000 - “Tiền lương” và tiền phụ cấp lương phản ánh vào các tiểu mục tương ứng thuộc mục 6100 - “Phụ cấp lương”.

++ Trường hợp ký hợp đồng dịch vụ theo quy định được phản ánh vào tiểu mục 7049 - “Chi khác” thuộc mục 7000 - “Chi phí nghiệp vụ chuyên môn từng ngành”.

Việc sửa đổi tiểu mục đảm bảo phù hợp với chính sách tiền lương quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP dự kiến sẽ được tổng hợp vào Thông tư sửa đổi Thông tư 324/2016/TT-BTC trong thời gian tới.

Kho bạc nhà nước hướng dẫn đơn vị kê khai trên bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng như thế nào? (Hình từ internet)

Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Nghị định 11/2020/NĐ-CP, quy định như sau:

Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng: là bảng kê chi tiết tên, số tiền được hưởng, số tài khoản tại ngân hàng (trường hợp chi trả cho đối tượng thụ hưởng qua tài khoản tại ngân hàng) và nội dung thanh toán cho đối tượng thụ hưởng là các khoản chi cho cá nhân được quy định tại Điều 7 Nghị định này.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng là bảng kê chi tiết tên, số tiền được hưởng, số tài khoản tại ngân hàng (trường hợp chi trả cho đối tượng thụ hưởng qua tài khoản tại ngân hàng) và nội dung thanh toán cho đối tượng thụ hưởng là các khoản chi cho cá nhân được quy định tại Điều 7 Nghị định 11/2020/NĐ-CP.

Mẫu bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng được quy định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 16 Điều 7 Nghị định 11/2020/NĐ-CP, quy định về mẫu bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng như sau:

*Ghi chú:

- Mẫu này do đơn vị sử dụng ngân sách lập thành 03 liên gửi Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản, Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản xác nhận và lưu 01 liên; trả lại đơn vị sử dụng ngân sách 02 liên (01 liên gửi ngân hàng, 01 liên lưu tại đơn vị sử dụng ngân sách).

- Đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm:

+ Tổng số công chức, viên chức, hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP, lao động thường xuyên theo hợp đồng được kê khai tại Bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng phải phù hợp với số chỉ tiêu, biên chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Chịu trách nhiệm kê khai chính xác tên đối tượng thụ hưởng, tài khoản ngân hàng, tính toán số tiền thực nhận cho từng đối tượng thụ hưởng theo đúng tiêu chuẩn, định mức theo quy định.

- Cột 12 (Ghi chú): Đơn vị ghi chú các trường hợp có thay đổi so với tháng trước

- Cột 4 (Tổng số) = Cột 5 + Cột 6 + Cột 7 + Cột 8 + Cột 9 + Cột 10 + Cột 11.

Kho bạc Nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kho bạc nhà nước tuyển dụng năm 2024 với chỉ tiêu là bao nhiêu? Kế hoạch tuyển dụng công chức Kho bạc nhà nước năm 2024 như thế nào?
Pháp luật
Phiếu đăng ký dự tuyển công chức Kho bạc Nhà nước mới nhất hiện nay là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền?
Pháp luật
Cam kết chi ngân sách nhà nước thông qua Kho bạc Nhà nước được kiểm soát dựa trên nguyên tắc và thủ tục nào?
Pháp luật
Kế toán trưởng nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào? Trách nhiệm của kế toán trưởng nghiệp vụ là gì?
Pháp luật
Cổng TTĐT Kho bạc Nhà nước là gì? Đây có phải điểm truy cập duy nhất của Kho bạc Nhà nước trên môi trường mạng?
Pháp luật
Khoản chi mua thuốc, vật tư y tế của đơn vị sử dụng ngân sách được Kho bạc Nhà nước được kiểm soát ra sao?
Pháp luật
Quy định mới về kinh phí đặt hàng cho đơn vị sự nghiệp công lập được kiểm soát thế nào từ năm 2024?
Pháp luật
Khoản chi hỗ trợ, trợ cấp, phụ cấp khác, khoán, khen thưởng của đơn vị sử dụng ngân sách được Kho bạc Nhà nước kiểm soát ra sao?
Pháp luật
Thông tư 17/2024/TT-BTC hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước như thế nào?
Pháp luật
Phó Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước phải có thời gian công tác trong ngành Tài chính bao nhiêu năm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kho bạc Nhà nước
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
5,530 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kho bạc Nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào