Tài khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước tại ngân hàng gồm những tài khoản nào? Việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán ra sao?
Tài khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước tại ngân hàng gồm những tài khoản nào?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 24/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị định 14/2025/NĐ-CP có quy định về tài khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước như sau:
Giải thích từ ngữ
...
7. Hạn mức sử dụng ngân quỹ nhà nước là mức sử dụng ngân quỹ nhà nước tối đa đối với từng lĩnh vực cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định để đảm bảo hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước luôn được an toàn.
8. Tài khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước tại ngân hàng bao gồm tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tại các hệ thống ngân hàng thương mại.
...
Như vậy, tài khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước tại ngân hàng bao gồm tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tại các hệ thống ngân hàng thương mại.
Tài khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước tại ngân hàng gồm những tài khoản nào? Việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán ra sao? (Hình từ Internet)
Tài khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước được mở và sử dụng ra sao?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 24/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 14/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Tài khoản thanh toán
1. Tài khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước được mở và sử dụng như sau:
a) Tài khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước (Trung ương) mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại (trụ sở chính), được sử dụng để tập trung các khoản thu, thanh toán các khoản chi ngân quỹ nhà nước; thực hiện các giao dịch điều hành số dư tài khoản để đảm bảo khả năng thanh toán của toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước; thực hiện các giao dịch sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi hoặc xử lý ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt.
b) Tài khoản thanh toán của các đơn vị Kho bạc Nhà nước (Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, Kho bạc Nhà nước cấp huyện) mở tại ngân hàng thương mại, được sử dụng để tập trung các khoản thu, thanh toán các khoản chi ngân quỹ nhà nước.
2. Toàn bộ số dư trên các tài khoản thanh toán của các đơn vị Kho bạc Nhà nước tại thời điểm tạm ngừng truyền, nhận chứng từ thanh toán để đối chiếu số liệu thanh toán trong ngày làm việc giữa Kho bạc Nhà nước và các hệ thống ngân hàng thương mại, được chuyển về tài khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước (Trung ương) tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (trừ số dư những loại ngoại tệ mà Kho bạc Nhà nước chưa được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Những khoản thu phát sinh sau thời điểm tạm ngừng truyền, nhận chứng từ thanh toán trong ngày làm việc trên các tài khoản thanh toán của các đơn vị Kho bạc Nhà nước tại các hệ thống ngân hàng thương mại và số dư trên các tài khoản thanh toán của các đơn vị Kho bạc Nhà nước tại các hệ thống ngân hàng thương mại không thể chuyển về tài khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước (Trung ương) tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong ngày làm việc do nguyên nhân bất khả kháng, thì được chuyển về tài khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước (Trung ương) tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào ngày làm việc tiếp theo.
3. Trả lãi số dư tài khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước:
a) Số dư đầu ngày tài khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được trả lãi theo mức lãi suất do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định, không thấp hơn lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả cho các tổ chức tín dụng trong cùng thời kỳ.
b) Số dư cuối ngày tài khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng thương mại được trả lãi theo mức lãi suất thỏa thuận giữa Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại, phù hợp với các quy định của pháp luật.
Theo đó, tài khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước sẽ được mở và sử dụng, cụ thể như sau:
(1) Tài khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước (Trung ương) mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại (trụ sở chính), được sử dụng để tập trung các khoản thu, thanh toán các khoản chi ngân quỹ nhà nước; thực hiện các giao dịch điều hành số dư tài khoản để đảm bảo khả năng thanh toán của toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước; thực hiện các giao dịch sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi hoặc xử lý ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt.
(2) Tài khoản thanh toán của các đơn vị Kho bạc Nhà nước (Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, Kho bạc Nhà nước cấp huyện) mở tại ngân hàng thương mại, được sử dụng để tập trung các khoản thu, thanh toán các khoản chi ngân quỹ nhà nước.
Việc quản lý ngân quỹ nhà nước cần phải đáp ứng những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 24/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 14/2025/NĐ-CP có hướng dẫn như sau:
Theo đó, việc quản lý ngân quỹ nhà nước cần phải đáp ứng những nguyên tắc sau đây:
- Thực hiện quản lý ngân quỹ nhà nước tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước.
- Thực hiện tập trung nhanh mọi nguồn thu nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch tại Kho bạc Nhà nước theo quy định.
- Việc quản lý ngân quỹ nhà nước phải luôn đảm bảo an toàn và có hiệu quả; gắn kết quản lý ngân quỹ nhà nước với quản lý ngân sách nhà nước và quản lý nợ công, đảm bảo khả năng thanh toán các Khoản nợ của Chính phủ.
- Việc sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi được thực hiện bằng đồng Việt Nam.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tại sao có Valentine đen ngày 14 4? Valentine đen ngày 14 4 dành cho ai? Ngày 14 4 Valentine đen có phải ngày lễ lớn?
- Cục Quản lý lao động ngoài nước có tên giao dịch quốc tế là gì? Chức năng của Cục Quản lý lao động ngoài nước là gì?
- Danh sách sáp nhập tỉnh thành 2025 theo Nghị quyết 60 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng có tên, trụ sở ra sao?
- Điều kiện bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 2? Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng 2?
- Nghị quyết 60-NQ/TW công bố danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến có tên gọi, trung tâm Chính trị - Hành chính thế nào?