Khi nào người tham gia bảo hiểm được nhận tiền trượt giá bảo hiểm xã hội? Làm thế nào nhận được khoản tiền này?
Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội là gì? Bảng hệ số trượt giá năm 2023 như thế nào?
Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội là tên gọi khác của mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng bảo hiểm xã hội cũng có thể hiểu là hệ số giúp tạo ra được sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm trước đó.
Hệ số trượt giá là sự bù đắp lại sự mất giá của đồng tiền. Do đó, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội đồng thời giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của sự lạm phát dẫn đến mất giá đồng tiền thì mức tiền lương và thu nhập đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia sẽ được nhân thêm với hệ số trượt giá BHXH.
Công thức tính hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP về điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội và Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định về mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội thì hệ số trượt bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố hằng năm sau:
(1) Đối với BHXH bắt buộc:
Trong đó:
- t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;
- Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng một;
(2) Đối với BHXH tự nguyện:
Trong đó:
- t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;
- Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng một.
Về bảng hệ số trượt giá năm 2023:
Ngày 03/01/2023, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đã ban hành Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH quy định về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH thì đến ngày 20/02/2023, Thông tư này mới có hiệu lực nhưng quy định về hệ số trượt giá đã được áp dụng từ 01/01/2023.
Theo đó, từ ngày 01/01/2023, hệ số trượt giá BHXH sẽ được áp dụng như sau:
Đối với tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh tại Điều 2 Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH như sau:
- Công thức tính tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng
Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:
Đối với thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức tại Điều 3 Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH như sau:
Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm = Tổng thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm x Mức điều chỉnh thu nhập đã đóng BHXH của năm tương ứng
Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:
Khi nào người tham gia bảo hiểm được nhận tiền trượt giá bảo hiểm xã hội? Làm thế nào nhận được khoản tiền này?
Khi nào người tham gia bảo hiểm được nhận tiền trượt giá bảo hiểm xã hội 1 lần?
Hiện nay, pháp luật bảo hiểm xã hội chưa quy định cụ thể về thời điểm nhận tiền trượt giá.
Tuy nhiên, tại công thức tính tiền bảo hiểm xã hội 1 lần theo quy định tại Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì tiền trượt giá được tính vào số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần.
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP thì hằng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ công bố một mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH mới, được tính toán trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm.
Điều này có nghĩa rằng hệ số trượt giá thường được công bố vào cuối năm trước nhưng thời điểm có hiệu lực của hệ số trượt giá mới thường có hiệu lực sau đó.
Do đó, khi văn bản công bố hệ số trượt giá mới chưa có hiệu lực thì người tham gia bảo hiểm nộp hồ sơ hưởng BHXH 1 lần trong thời gian Thông tư quy định về hệ số trượt giá mới chưa có hiệu lực thì tạm thời chưa được tính tiền trượt giá.
Như vậy, thời điểm nhận tiền trượt giá bảo hiểm xã hội sẽ xảy ra 02 trường hợp sau:
(1) Trường hợp người tham gia bảo hiểm muốn nhận tiền BHXH vào đầu năm khi chưa công bố hệ số trượt giá: Tiền trượt giá sẽ được nhận bù sau khi cơ quan BHXH nhận được công văn hướng dẫn áp dụng hệ số trượt giá.
(2) Trường hợp hệ số trượt giá đã được công bố: Tiền trượt giá được lãnh theo tiền BHXH 1 lần.
Làm thế nào nhận được khoản tiền trượt giá bảo hiểm xã hội?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Sau khi hệ số trượt giá năm 2023 được công bố, người được hưởng BHXH có thể liên hệ bộ phận một cửa của cơ quan BHXH huyện/tỉnh nơi cư trú để hỏi về tiền trượt giá.
Người lao động chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh toán bảo hiểm xã hội 1 lần theo quy định tại Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội.
- Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
- Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
- Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
- Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
- Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
- Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 Luật này.
- Đối với người lao động quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 Luật này thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Mẫu đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được quy định theo Mẫu số 14-HSB Ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 như sau:
Tải mẫu đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần: tại đây
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Hình thức nộp:
+ Qua giao dịch điện tử: Người lao động đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện từ đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN);
+ Trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi toàn bộ hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích;
+ Qua dịch vụ bưu chính công ích;
+ Trực tiếp tại cơ quan BHXH.
Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Bước 3: Nhận kết quả giải quyết.
Thời hạn giải quyết: Tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Người lao động nhận kết quả giải quyết, gồm:
- Hồ sơ giấy tờ liên quan: theo hình thức đã đăng ký (Trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua giao dịch điện tử);
- Tiền trợ cấp:
+ Trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thông qua tài khoản cá nhân;
+ Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?