Khi nào người lao động được trang bị bảo hộ lao động? Mẫu đề xuất bổ sung danh mục phương tiện bảo hộ cá nhân cho người lao động 2022?

Cho tôi hỏi, người lao động làm việc trong môi trường nào cần được trang bị bảo hộ lao động? - Câu hỏi của anh Thái Hòa đến từ TP. HCM.

Khi nào người lao động được trang bị bảo hộ lao động?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH quy định điều kiện được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân như sau:

- Người lao động trong khi làm việc chỉ cần tiếp xúc với một trong những yếu tố nguy hiểm, độc hại dưới đây thì được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân:

- Tiếp xúc với yếu tố vật lý xấu;

- Tiếp xúc với bụi và hóa chất độc hại;

- Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại, môi trường vệ sinh lao động xấu:

+ Vi rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh, côn trùng có hại;

+ Phân, nước, rác, cống rãnh hôi thối;

+ Các yếu tố sinh học độc hại khác;

- Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động, làm việc ở vị trí mà tư thế lao động nguy hiểm dễ gây ra tai nạn lao động; làm việc trên cao; làm việc trong hầm lò, nơi thiếu dưỡng khí; làm việc trên sông nước, trong rừng hoặc điều kiện lao động nguy hiểm, độc hại khác.

Nên trang bị bảo hộ lao động bao gồm những phương tiện nào?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động như sau:

- Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết.

- Phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm:

+ Phương tiện bảo vệ đầu;

+ Phương tiện bảo vệ mắt, mặt;

+ Phương tiện bảo vệ thính giác;

+ Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp;

+ Phương tiện bảo vệ tay, chân;

+ Phương tiện bảo vệ thân thể;

+ Phương tiện chống ngã cao;

+ Phương tiện chống điện giật, điện từ trường;

+ Phương tiện chống chết đuối;

+ Các loại phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khác.

- Phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho người lao động phải phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động, dễ dàng trong sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác.

- Các phương tiện bảo vệ cá nhân phải đảm bảo chất lượng, quy cách theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định khác của nhà nước.

Nguyên tắc sử dụng phương tiện bảo hộ lao động?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH quy định nguyên tắc sử dụng phương tiện bảo hộ lao động như sau:

Nguyên tắc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
1. Người sử dụng lao động phải tổ chức hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp và phải kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng.
2. Các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao thì người sử dụng lao động (hoặc người được ủy quyền cấp phát) phải kiểm tra để bảo đảm chất lượng, quy cách trước khi cấp, đồng thời định kỳ kiểm tra trong quá trình sử dụng và ghi sổ theo dõi; không sử dụng các phương tiện không đạt yêu cầu kỹ thuật hoặc quá hạn sử dụng.
3. Người được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phải sử dụng phương tiện đó theo đúng quy định trong khi làm việc. Nếu người lao động vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật theo nội quy lao động của cơ sở mình hoặc theo quy định của pháp luật.
4. Người lao động không phải trả tiền về việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị lại cho người lao động phương tiện bảo vệ cá nhân khi bị mất, hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng. Trường hợp bị mất, hư hỏng mà không có lý do chính đáng thì người lao động phải bồi thường theo quy định của nội quy lao động cơ sở. Khi hết thời hạn sử dụng hoặc khi chuyển làm công việc khác thì người lao động phải trả lại những phương tiện bảo vệ cá nhân nếu người sử dụng lao động yêu cầu nhưng phải ký bàn giao.

Khi nào người lao động được trang bị bảo hộ lao động? Người sử dụng lao động có được đề xuất thêm phương tiện bảo hộ lao động không?

Khi nào người lao động được trang bị bảo hộ lao động? Mẫu đề xuất bổ sung danh mục phương tiện bảo hộ cá nhân cho người lao động 2022? (Hình từ internet)

Mẫu đề xuất bổ sung danh mục phương tiện bảo hộ cá nhân cho người lao động?

Trong trường hợp các nghề, công việc chưa được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mà xét thấy có yếu tố nguy hiểm, độc hại không bảo đảm an toàn sức khỏe cho người lao động thì người sử dụng lao động trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với công việc đó, đồng thời phải báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương hoặc Bộ, ngành chủ quản theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này để đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bổ sung vào danh mục.

Căn cứ Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH quy định mẫu đề xuất bổ sung danh mục phương tiện bảo hộ cá nhân như sau:

Tải đầy đủ mẫu đề xuất bổ sung danh mục phương tiện bảo hộ cá nhân: Tại đây.

Bảo hộ lao động Tải về trọn bộ các văn bản Bảo hộ lao động hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi nào người lao động được trang bị bảo hộ lao động? Mẫu đề xuất bổ sung danh mục phương tiện bảo hộ cá nhân cho người lao động 2022?
Pháp luật
Thế nào là bảo hộ lao động? Chế độ bảo hộ lao động của người lao động được quy định như thế nào?
Pháp luật
Đạo diễn có phải là người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật không? Nội dung cơ bản của nội quy người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật được quy định ra sao?
Pháp luật
Phòng An toàn, bảo hộ lao động Quân đội là cơ quan nào? Có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn ra sao?
Pháp luật
Chức năng cơ quan An toàn, bảo hộ lao động đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng như thế nào?
Pháp luật
Cán bộ an toàn, bảo hộ lao động tại đơn vị cơ sở Bộ Quốc phòng có chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn thế nào?
Pháp luật
Cuộc họp của Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động do ai chủ trì? Thư ký các kỳ họp của Hội đồng là ai?
Pháp luật
Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động tư vấn, giúp Thủ tướng Chính phủ trong những vấn đề gì? Khi thực hiện nhiệm vụ, Hội đồng được sử dụng con dấu của cơ quan nào?
Pháp luật
Sản xuất quần áo bảo hộ lao động có mã ngành bao nhiêu? Có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện?
Pháp luật
Không trang bị nón bảo hộ lao động cho công nhân thi công công trình bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hộ lao động
7,345 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hộ lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hộ lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào