Đạo diễn có phải là người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật không? Nội dung cơ bản của nội quy người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật được quy định ra sao?
- Đạo diễn có phải là người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật không?
- Nội dung cơ bản của nội quy người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật được quy định ra sao?
- Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật có được hưởng chế độ bảo hộ lao động không?
- Người sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật có tổ chức khám sức khỏe cho người lao động không?
Đạo diễn có phải là người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật không?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật là diễn viên, đạo diễn và người lao động khác tham gia sáng tạo nghệ thuật.
Đối chiếu quy định trên, người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật là diễn viên, đạo diễn và người lao động khác tham gia sáng tạo nghệ thuật.
Do đó, đạo diễn là người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật.
Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật (Hình từ Internet)
Nội dung cơ bản của nội quy người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Xây dựng nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao có trách nhiệm xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (sau đây gọi là nội quy, quy trình; theo quy định của pháp luật với các nội dung cơ bản quy định tại Khoản 3 Điều này.
2. Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao có trách nhiệm chấp hành nội quy, quy trình; kiến nghị người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung nội quy, quy trình cho phù hợp.
3. Nội dung cơ bản của nội quy, quy trình bao gồm:
a) Yêu cầu về thời gian, thời giờ, địa điểm tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo;
b) Nguyên tắc an toàn trong tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo;
c) Nguyên tắc an toàn trong sử dụng đạo cụ, thiết bị tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo;
d) Nguyên tắc kiểm soát yếu tố nguy hại, nguy hiểm; xử lý sự cố và ứng cứu khẩn cấp;
đ) Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo đó, nội dung cơ bản của nội quy người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật bao gồm:
- Yêu cầu về thời gian, thời giờ, địa điểm tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo;
- Nguyên tắc an toàn trong tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo;
- Nguyên tắc an toàn trong sử dụng đạo cụ, thiết bị tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo;
- Nguyên tắc kiểm soát yếu tố nguy hại, nguy hiểm; xử lý sự cố và ứng cứu khẩn cấp;
- Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật có được hưởng chế độ bảo hộ lao động không?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động
1. Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao được hưởng chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và các quy định chuyên môn đối với từng loại hoạt động khi tham gia tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo.
...
Theo đó, người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật được hưởng chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và các quy định chuyên môn đối với từng loại hoạt động khi tham gia tập luyện, thi đấu, biểu diễn, sáng tạo.
Người sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật có tổ chức khám sức khỏe cho người lao động không?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 7 Thông tư 03/2017/TT-BVHTTDL quy định bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động như sau:
Bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động
...
2. Người sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao có trách nhiệm:
a) Thành lập bộ phận y tế hoặc bố trí người làm công tác y tế có chuyên môn phù hợp; trường hợp không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế thì phải ký hợp đồng với cơ sở khám, chữa bệnh đủ năng lực để tổ chức chăm sóc sức khỏe cho người lao động;
b) Tổ chức khám sức khỏe cho người lao động theo quy định hoặc khám đột xuất theo chỉ định của người làm công tác y tế;
c) Tổ chức thực hiện quy định về trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động đối với từng loại hoạt động nghệ thuật, môn thể thao áp dụng tại đơn vị mình theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp người lao động đi tập huấn, thi đấu, biểu diễn ngoài nơi làm việc thường xuyên, người sử dụng lao động quyết định việc tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc, xem xét cử nhân viên y tế chuyên trách đi cùng hoặc mua bảo hiểm tai nạn cho người lao động.
Như vậy, người sử dụng lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động theo quy định hoặc khám đột xuất theo chỉ định của người làm công tác y tế và các trách nhiệm nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?