Kết luận 150-KL/TW Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới?
Toàn văn Kết luận 150-KL/TW hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới?
Nóng: Nghị quyết 60-NQ/TW công bố danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 có tên gọi, trụ sở
>> Bảng diện tích và quy mô dân số 23 tỉnh thành mới sau sáp nhập tỉnh thành 2025
>> Đề án sáp nhập tỉnh 2025 chính thức theo Quyết định 759
>> Sơ đồ bộ máy cấp tỉnh xã sau sáp nhập tỉnh xã 2025 (Sơ đồ tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp)
Ngày 14/4/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có Kết luận 150-KL/TW năm 2025 về Hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới.
>>> TẢI VỀ Toàn văn Kết luận 150-KL/TW năm 2025 của Bộ Chính trị
Theo Kết luận 150-KL/TW năm 2025, căn cứ quy định hiện hành và chủ trương, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về hợp nhất, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện và tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã; để bảo đảm chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất trong công tác nhân sự ở các địa phương.
Sau khi xem xét đề nghị của Ban Tổ chức Trung ương về việc hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới (Tờ trình 259-TTr/BTCTW năm 2025), Bộ Chính trị có kết luận về tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo, quản lý của các đơn vị trong hệ thống chính trị như sau:
Tiêu chuẩn cấp uỷ viên, uỷ ban kiểm tra cấp uỷ, các chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị cơ bản thực hiện theo Quy định 89-QĐ/TW năm 2017 về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; tiêu chuẩn cấp uỷ viên nêu tại Chỉ thị mới của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 tiến tới Đại hội XIV của Đảng và các quy định liên quan của cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ. Trong đó, cần cụ thể hoá rõ hơn tiêu chuẩn về chính trị; trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo; kết quả, sản phẩm cụ thể... của cán bộ thuộc diện ban thường vụ các tỉnh uỷ, thành uỷ quản lý (gồm cả cán bộ cấp xã) và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị để làm căn cứ, cơ sở xem xét, bố trí theo thẩm quyền.
Kết luận 150-KL/TW Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới? (Hình từ Internet)
Quan điểm, nguyên tắc, yêu cầu Kết luận 150-KL/TW?
Căn cứ tại Mục 1 Kết luận 150-KL/TW năm 2025, quan điểm, nguyên tắc, yêu cầu của Bộ Chính trị về việc xây dựng phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới như sau:
(1) Việc xây dựng phương án nhân sự cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra cấp uỷ; phân công cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc sau hợp nhất, sáp nhập là công việc quan trọng, cần bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trên cơ sở phát huy đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm của ban thường vụ các tỉnh uỷ, thành uỷ (trước và sau hợp nhất, sáp nhập) và các cơ quan chức năng theo quy định; đồng thời, gắn kết chặt chẽ với việc nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
(2) Phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh của các địa phương trong diện hợp nhất, sáp nhập bao gồm các đồng chí cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra cấp uỷ cấp tỉnh đương nhiệm; đối với cấp xã mới thành lập, bao gồm cấp uỷ viên, uỷ viên ban thưởng vụ, uỷ ban kiểm tra cấp uỷ cấp huyện sau khi kết thúc hoạt động được điều động, phân công về cấp xã và cấp uỷ viên của cấp xã đương nhiệm, cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
(3) Giữ vững nguyên tắc trong công tác nhân sự, bảo đảm chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, công bằng, công tâm, đúng quy định của Đảng, Nhà nước. Việc phân công, chỉ định, bố trí, giới thiệu nhân sự căn cứ vào cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện; trong đó đặc biệt coi trọng, đề cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực lãnh đạo, uy tín, nhất là có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì sự nghiệp chung và có kết quả, sản phẩm công tác cụ thể. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ khoa học, công nghệ nhưng không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn. Tuyệt đối tránh khuynh hướng, tư tưởng cục bộ địa phương, "lợi ích nhóm", tiêu cực trong phân công, bố trí, giới thiệu cán bộ.
Không xem xét, phân công, bố trí, giới thiệu giữ chức vụ cao hơn, có vị trí quan trọng hơn đối với cán bộ đã bị thi hành kỷ luật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 hoặc có vi phạm, khuyết điểm theo kết luận của cấp có thẩm quyền hoặc có thông tin về trách nhiệm cá nhân trong các vụ án, vụ việc, kết luận mà các cơ quan chức năng đang, sẽ điều tra, thanh tra, kiểm tra.
(4) Tại thời điểm hợp nhất, sáp nhập, số lượng phó chủ tịch hội đồng nhân dân, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân và cấp phó của các cơ quan, đơn vị trực thuộc có thể nhiều hơn so với quy định; đồng thời, việc phân công, bố trí số lượng cấp uỷ viên, uỷ viên ban thưởng vụ, uỷ ban kiểm tra cấp uỷ có thể nhiều hơn ở một số cơ quan, đơn vị trực thuộc; tuy nhiên, sau 5 năm, số lượng và việc bố trí nhân sự sẽ thực hiện theo quy định. Đối với đảng bộ cấp xã, phường, đặc khu (sau khi hợp nhất, sáp nhập, thành lập mới), thì có thể xem xét, bố trí nhân sự là cấp uỷ viên cấp tỉnh làm bí thư đảng uỷ; trường hợp đặc biệt, nếu đảng bộ có vị trí quan trọng, quy mô kinh tế, hạ tầng giao thông đô thị phát triển, số lượng đảng viên, dân số đông, thì có thể xem xét, bố trí nhân sự là uỷ viên ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ làm bí thư đảng uỷ.
(5) Thường trực cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ cấp tỉnh, cấp xã và cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị sau hợp nhất, sáp nhập phải thực sự là một tập thể tiêu biểu về phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, đoàn kết, thống nhất cao; bảo đảm tính kế thừa, phát triển và có cơ cấu đại diện cân đối, hài hoà giữa các địa phương; đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương sau khi hợp nhất, sáp nhập và góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng.
(6) Chủ động làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, thông tin, tuyên truyền, tạo sự đoàn kết, thống nhất, đồng thuận cao trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân; có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn kịp thời đối với những hành vi, việc làm vi phạm nguyên tắc, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, nhất là trong công tác bố trí, sắp xếp nhân sự.
Bỏ cán bộ không chuyên trách ở cấp xã khi sáp nhập tỉnh, xã theo Kết luận 137?
Tại Kết luận 137-KL/TW năm 2025 có nêu rõ về tổ chức chính quyền địa phương cấp xã như sau:
Về biên chế
- Chuyển biên chế cấp huyện hiện có để bố trí biên chế cấp xã, có thể tăng cường cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh về cấp xã.
- Trước mắt giữ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức của cấp huyện, cán bộ, công chức của cấp xã hiện có trước sắp xếp và thực hiện việc rà soát, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm trong thời hạn 5 năm cơ bản theo đúng quy định. Sau khi chính quyền địa phương đi vào hoạt động, giao Đảng uỷ Chính phủ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, các tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã để xây dựng vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền giao biên chế công chức, viên chức cho địa phương.
- Kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; giao chính quyền địa phương xem xét, có thể sắp xếp người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tham gia công tác tại thôn, tổ dân phố và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ không bố trí công tác theo quy định.
Theo đó, về biên chế tổ chức chính quyền địa phương cấp xã Bộ Chính trị, Ban Bí thư có ý kiến bỏ cán bộ không chuyên trách ở cấp xã
Đồng thời, giao chính quyền địa phương xem xét, có thể sắp xếp người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tham gia công tác tại thôn, tổ dân phố và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ không bố trí công tác theo quy định
Lưu ý: Cán bộ không chuyên trách nêu trên là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Giấy miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thời hạn tối đa là bao lâu? Hồ sơ đề nghị cấp gồm giấy tờ nào?
- Công chức bị khiển trách thì thời gian nâng lương sẽ bị kéo dài bao lâu? Công chức bị khiển trách trong các trường hợp nào?
- Dịch vụ tư vấn trong đấu thầu bao gồm những hoạt động gì? Điều kiện xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn như thế nào?
- Truyện truyền thuyết là gì lớp 6? Đặc điểm của truyện truyền thuyết? Giáo viên chủ nhiệm được cho phép học sinh nghỉ học 3 ngày liên tục?
- Sáp nhập Vĩnh Phúc Phú Thọ Hoà Bình: Diện tích sau sáp nhập Vĩnh Phúc Phú Thọ Hoà Bình là bao nhiêu?