Hướng dẫn sử dụng nTrust phần mềm giúp phát hiện lừa đảo qua mạng? Thiết lập phần mềm nTrust như thế nào?
Hướng dẫn sử dụng nTrust phần mềm giúp phát hiện lừa đảo qua mạng? Thiết lập phần mềm nTrust như thế nào?
Ngày 30/7/2024, Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia (NCA) chính thức ra mắt phần mềm phòng chống lừa đảo nTrust. Đây là ứng dụng hoàn toàn miễn phí, sử dụng cho điện thoại thông minh (smartphone), giúp phát hiện các dấu hiệu lừa đảo thông qua kiểm tra số điện thoại, số tài khoản, đường dẫn trang web (link) và mã QR.
Hướng dẫn sử dụng nTrust phần mềm giúp phát hiện lừa đảo qua mạng như sau:
Để sử dụng phần mềm nTrust, người dùng có thể tải phần mềm này từ hai kho ứng dụng Google Play với hệ điều hành Android và App Store với hệ điều hành iOS.
(1) Thiết lập để sử dụng phần mềm nTrust:
Sau khi cài đặt nTrust, trong lần đầu dùng ứng dụng người dùng phải điền số điện thoại để đăng nhập, sau đó nhập mã OTP được gửi về số điện thoại đã khai báo của bạn.
- Bước 1: Khai báo các thông tin cá nhân như họ, tên, địa chỉ.
Nhấn nút "Cho phép" tại các hộp thoại hiện ra để cấp quyền cho ứng dụng nTrust, như gửi thông báo khi phát hiện các dấu hiệu lừa đảo trên smartphone, ngăn chặn cuộc gọi rác làm phiền.
- Bước 2: Phần mềm nTrust sẽ yêu cầu người dùng cấp quyền trên smartphone để có thể nhận diện và cảnh báo nếu thấy cuộc gọi từ những đầu số lừa đảo.
Để thực hiện điều này, bạn nhấn nút "Kích hoạt" tại giao diện hiện ra, sau đó kích hoạt ứng dụng "nTrust" tại mục "Xuất hiện trên cùng".
- Bước 3: Quay trở lại giao diện nTrust, nhấn nút "Cho phép" để cấp quyền cho nTrust quản lý các cuộc gọi trên smartphone.
Khi cấp quyền này, nTrust sẽ hiển thị hộp thoại cảnh báo lừa đảo hoặc cuộc gọi rác khi có các số điện thoại lạ gọi đến, điều này giúp người dùng nâng cao cảnh giác hoặc bỏ qua các cuộc gọi rác để không mất thời gian nghe máy.
- Bước 4: Một hộp thoại hiện ra để hỏi người dùng có muốn sử dụng nTrust để làm ứng dụng nhận dạng người gọi và ngăn chặn cuộc gọi làm phiền mặc định hay không, bạn chọn "nTrust" từ hộp thoại hiện ra, sau đó nhấn nút "Đặt làm mặc định".
(2) Hướng dẫn sử dụng nTrust:
- Dùng nTrust kiểm tra mã độc trên smartphone:
+ Nhấn vào biểu tượng "Quét mã độc" ở menu phía dưới, sau đó nhấn vào biểu tượng con bọ tại giao diện hiện ra.
+ Sau khi quá trình quét hoàn tất, nTrust sẽ thông báo cho người dùng biết số lượng ứng dụng đã cài đặt trên smartphone và số lượng mã độc (nếu có) đã phát hiện ra.
- Dùng nTrust để kiểm tra số điện thoại, trang web, số tài khoản ngân hàng nghi lừa đảo:
+ Truy cập vào nTrust, chọn chức năng "Kiểm tra web" hoặc "Kiểm tra STK" từ giao diện chính của ứng dụng, sau đó điền địa chỉ trang web hoặc số tài khoản cần kiểm tra vào hộp thoại tương ứng.
Nếu kết quả trả về cho biết "Chưa có thông tin", nghĩa là trang web hoặc số tài khoản vừa kiểm tra chưa từng bị người dùng nTrust nào báo cáo là lừa đảo, hoặc các thông tin này chưa nằm trong cơ sở dữ liệu lừa đảo của nTrust.
- Dùng nTrust để tự động chặn các số điện thoại không mong muốn, lừa đảo, làm phiền:
+ Để sử dụng tính năng này, bạn truy cập vào mục "Kiểm tra SĐT" trên giao diện chính của ứng dụng, sau đó chọn mục "DS Đen" từ giao diện hiện ra.
+ Tại đây, bạn nhấn nút "Thêm số điện thoại" và nhập những số điện thoại mình muốn chặn cuộc gọi. nTrust cũng sẽ yêu cầu người dùng nhập lý do muốn chặn các số này (vì lừa đảo hoặc làm phiền).
+ Ngoài ra, công dân có thể kích hoạt tùy chọn "Gửi báo cáo" nếu muốn gửi số điện thoại cần chặn vào cơ sở dữ liệu của nTrust.
Nếu có nhiều người dùng nTrust cùng gửi một số điện thoại để báo cáo, ứng dụng này sẽ cập nhật số đó vào danh sách "Lừa đảo" hoặc "Làm phiền" để cảnh báo những người dùng khác khi số điện thoại này gọi đến.
Với tính năng này, không chỉ các số điện thoại lừa đảo hoặc làm phiền, người dùng có thể nhờ nTrust chặn cuộc gọi từ những người mình không thích để tránh bị họ làm phiền.
Hướng dẫn sử dụng nTrust phần mềm giúp phát hiện lừa đảo qua mạng? Thiết lập phần mềm nTrust như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Lừa đảo tài sản qua mạng dưới hai triệu đồng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
...
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo quy định nêu trên, người thông qua hình thức lừa đảo tài sản qua mạng phạm tội lừa đảo tài sản của người khác dưới 2.000.000 đồng vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm nếu thuộc các trường hợp sau:
(1) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản.
(2) Chưa được xóa án tích đối với các tội sau:
- Cướp tài sản,
- Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản,
- Tội cưỡng đoạt tài sản,
- Tội cướp giật tài sản,
- Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản,
- Tội trộm cắp tài sản,
- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,
- Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
(3) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
(4) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người phạm tội lừa đảo tài sản qua mạng là bao lâu?
Căn cứ Điều 60 Bộ luật Hình sự 2015 quy định thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người phạm tội lừa đảo qua mạng như sau:
- Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.
- Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án được quy định như sau:
+ 05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống;
+ 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;
+ 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;
+ 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân.
- Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với pháp nhân thương mại là 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?