Hướng dẫn quy trình thực hiện tiếp nhận người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá theo Thông tư 10/2024/TT-BCA?
Hướng dẫn quy trình thực hiện tiếp nhận người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 10/2024/TT-BCA quy định thực hiện tiếp nhận người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá như sau:
- Khi người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá đến trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trình diện, Trưởng Công an cấp xã phân công cán bộ trực tiếp làm việc với họ. Nội dung làm việc gồm:
+ Thông báo về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá;
+ Nắm tâm tư, nguyện vọng của người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá;
+ Hướng dẫn thực hiện các thủ tục về đăng ký và quản lý cư trú, cấp căn cước công dân đối với người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá;
+ Tư vấn, hỗ trợ thông tin về tạo việc làm, vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội và những vấn đề cần thiết khác để sớm tái hòa nhập cộng đồng;
+ Yêu cầu người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và quy định của cơ quan, tổ chức, địa phương nơi làm việc, học tập, cư trú;
+ Lập biên bản làm việc với người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá, trong đó yêu cầu họ cam kết không vi phạm pháp luật, không tái phạm tội (Mẫu HCD-05) Tải về
+ Lập phiếu thông tin người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá (Mẫu HCD-02) Tải về
- Hết thời hạn trình diện trong giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, giấy chứng nhận đặc xá mà người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá chưa đến trình diện, Trưởng Công an cấp xã phải cử cán bộ phối hợp với gia đình xác minh và thực hiện:
+ Trường hợp người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá đã về nơi cư trú, Công an cấp xã yêu cầu họ đến trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trình diện và thực hiện các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 10/2024/TT-BCA.
Trường hợp người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá tiếp tục không đến trình diện mà không có lý do chính đáng, Công an cấp xã tham mưu Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện (Mẫu HCD-04), đồng thời chủ động phối hợp với gia đình người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá để thực hiện quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá.
+ Trường hợp người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá không về nơi cư trú, Công an cấp xã phối hợp với thân nhân, gia đình họ để xác minh xem họ đang ở đâu và tham mưu Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để giải quyết, xử lý (Mẫu HCD-04) Tải về
- Trường hợp người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá đến trình diện tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã không đúng với địa chỉ về cư trú trong giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, giấy chứng nhận đặc xá thì Công an cấp xã yêu cầu họ khai báo thông tin, xác định rõ lý do không về cư trú tại địa chỉ trong giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, giấy chứng nhận đặc xá.
Nếu xác định việc người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá về cư trú tại địa phương là đúng quy định của Luật Cư trú thì Công an cấp xã tham mưu Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện thủ tục tiếp nhận theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 10/2024/TT-BCA và thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nêu trong giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, giấy chứng nhận đặc xá.
Như vậy, trên đây là cách thực hiện tiếp nhận người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá.
Hướng dẫn quy trình thực hiện tiếp nhận người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá theo Thông tư 10/2024/TT-BCA? (Hình ảnh Internet)
Việc đánh giá, phân loại người chấp hành xong án phạt tù được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Thông tư 10/2024/TT-BCA quy định đánh giá và phân loại người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá như sau:
Đánh giá và phân loại người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá
1. Người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá được đánh giá và phân loại thành một trong bốn nhóm sau:
a) Nhóm A: Có ý thức chấp hành pháp luật; có điều kiện thuận lợi để tái hòa nhập cộng đồng như đã có việc làm ổn định; sống trong môi trường tốt; có cuộc sống ổn định;
b) Nhóm B: Có ý thức chấp hành pháp luật nhưng còn gặp khó khăn trong tái hòa nhập cộng đồng như: Không có việc làm hoặc có việc làm không ổn định; cuộc sống gặp khó khăn; bản thân còn tự ti, mặc cảm;
c) Nhóm C: Còn chưa có ý thức chấp hành pháp luật, không thực hiện yêu cầu quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ của tổ chức, người được phân công trực tiếp quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ; còn có những điều kiện, khả năng vi phạm pháp luật như sống ở môi trường phức tạp về an ninh, trật tự; hòan cảnh sống, hòan cảnh gia đình dễ dẫn đến vi phạm pháp luật;
d) Nhóm D: Đang ở trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Như vậy, người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá, được đánh giá và phân loại thành 04 nhóm lần lượt là: Nhóm A, Nhóm B, Nhóm C, Nhóm D.
Báo cáo, thống kê công tác tái hòa nhập cộng đồng được thực hiện ra sao?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 10/2024/TT-BCA quy định thực hiện báo cáo, thông kế công tác tái hòa nhập cộng đồng được thực hiện như sau:
Thực hiện báo cáo, thống kê công tác tái hòa nhập cộng đồng
1. Công an cấp xã, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh thực hiện báo cáo, thống kê công tác tái hòa nhập cộng đồng theo định kỳ.
a) Thống kê số liệu người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng hằng tháng (Mẫu HCD-12);
b) Báo cáo kết quả thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng quý, 06 tháng, năm (Mẫu HCD-13).
2. Thời gian, hình thức, nội dung báo cáo, thống kê thực hiện theo chế độ báo cáo, thống kê của Bộ Công an và hướng dẫn của Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồn
Theo đó, công an cấp xã, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh thực hiện báo cáo, thống kê công tác tái hòa nhập cộng đồng theo định kỳ.
- Thống kê số liệu người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng (Mẫu HCD-12): Tải về
- Báo cáo kết quả thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng (Mẫu HCD-13): Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?
- 06 nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính? Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ?
- Tải về mẫu quyết định thưởng lương tháng 13? Công ty có nghĩa vụ thưởng lương tháng 13 cho người lao động?