Hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước như thế nào?
Hướng dẫn phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 32/2023/TT-BTC quy định như sau:
Phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí
Việc phân bổ, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, trong đó:
a) Đối với nhiệm vụ, dự án quy hoạch do các Bộ, cơ quan Trung ương thực hiện:
Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, các Bộ, cơ quan Trung ương lập phương án phân bổ dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách; chi tiết theo nhiệm vụ, dự án quy hoạch, tổng hợp chung vào phương án phân bổ dự toán của Bộ, cơ quan Trung ương, gửi Bộ Tài chính kiểm tra theo quy định. Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan Trung ương giao dự toán cho các đơn vị thực hiện; đồng gửi Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để phối hợp thực hiện.
b) Đối với nhiệm vụ, dự án quy hoạch do địa phương thực hiện:
Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan quản lý cấp trên ở địa phương (đơn vị dự toán cấp I) lập phương án phân bổ dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách; chi tiết theo nhiệm vụ, dự án quy hoạch, tổng hợp chung vào phương án phân bổ dự toán của cơ quan, gửi cơ quan tài chính đồng cấp kiểm tra theo quy định. Sau khi có ý kiến thống nhất của cơ quan tài chính, cơ quan quản lý cấp trên giao dự toán cho các đơn vị thực hiện; đồng gửi cơ quan tài chính cùng cấp, Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để phối hợp thực hiện.
Theo như quy định trên, phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước được thực hiện như sau:
- Đối với nhiệm vụ, dự án quy hoạch do các Bộ, cơ quan Trung ương thực hiện:
+ Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, các Bộ, cơ quan Trung ương lập phương án phân bổ dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách; chi tiết theo nhiệm vụ, dự án quy hoạch, tổng hợp chung vào phương án phân bổ dự toán của Bộ, cơ quan Trung ương, gửi Bộ Tài chính kiểm tra theo quy định
+ Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan Trung ương giao dự toán cho các đơn vị thực hiện; đồng gửi Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để phối hợp thực hiện.
- Đối với nhiệm vụ, dự án quy hoạch do địa phương thực hiện:
+ Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan quản lý cấp trên ở địa phương (đơn vị dự toán cấp 1) lập phương án phân bổ dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách; chi tiết theo nhiệm vụ, dự án quy hoạch, tổng hợp chung vào phương án phân bổ dự toán của cơ quan, gửi cơ quan tài chính đồng cấp kiểm tra theo quy định.
+ Sau khi có ý kiến thống nhất của cơ quan tài chính, cơ quan quản lý cấp trên giao dự toán cho các đơn vị thực hiện; đồng gửi cơ quan tài chính cùng cấp, Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để phối hợp thực hiện.
Hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước như thế nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn lập dự toán nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 32/2023/TT-BTC quy định như sau:
Lập dự toán
Việc lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm và dự toán ngân sách hằng năm kinh phí chi thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật Quy hoạch và các văn bản hướng dẫn. Thông tư này hướng dẫn cụ thể một số nội dung như sau:
1. Lập dự toán
a) Đối với nhiệm vụ quy hoạch, dự án quy hoạch do các Bộ, cơ quan Trung ương thực hiện:
Hằng năm căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước; Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm và kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm của Bộ Tài chính; quyết định phê duyệt nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền; khối lượng nhiệm vụ quy hoạch, dự án quy hoạch cần thực hiện trong năm kế hoạch; định mức kinh tế - kỹ thuật quy hoạch và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, các đơn vị lập dự toán kinh phí chi tiết theo các nhiệm vụ quy hoạch, dự án quy hoạch báo cáo các Bộ, cơ quan trung ương để tổng hợp vào dự toán năm kế hoạch gửi Bộ Tài chính rà soát, tổng hợp báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định.
b) Đối với nhiệm vụ quy hoạch, dự án quy hoạch do địa phương thực hiện:
Hằng năm căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước; Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hằng năm và kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm của Bộ Tài chính; hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền về lập dự toán ngân sách ở các cấp địa phương; quyết định phê duyệt nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền; khối lượng nhiệm vụ quy hoạch, dự án quy hoạch thực hiện trong năm kế hoạch; định mức kinh tế - kỹ thuật quy hoạch và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, các đơn vị lập dự toán kinh phí chi tiết theo các nhiệm vụ, dự án quy hoạch báo cáo cơ quan quản lý chuyên ngành địa phương để tổng hợp vào dự toán năm kế hoạch gửi cơ quan Tài chính tổng hợp vào dự toán chi ngân sách báo cáo Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.
Theo như quy định trên, lập dự toán nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước như sau:
- Đối với nhiệm vụ quy hoạch, dự án quy hoạch do các Bộ, cơ quan Trung ương thực hiện:
+ Hằng năm căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước
+ Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm và kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm của Bộ Tài chính
+ Quyết định phê duyệt nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền; khối lượng nhiệm vụ quy hoạch, dự án quy hoạch cần thực hiện trong năm kế hoạch;
+ Định mức kinh tế - kỹ thuật quy hoạch và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, các đơn vị lập dự toán kinh phí chi tiết theo các nhiệm vụ quy hoạch, dự án quy hoạch báo cáo các Bộ, cơ quan trung ương để tổng hợp vào dự toán năm kế hoạch gửi Bộ Tài chính rà soát, tổng hợp báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định.
- Đối với nhiệm vụ quy hoạch, dự án quy hoạch do địa phương thực hiện:
+ Hằng năm căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước;
+ Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hằng năm và kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm của Bộ Tài chính;
+ Hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền về lập dự toán ngân sách ở các cấp địa phương;
+ Quyết định phê duyệt nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền;
+ Khối lượng nhiệm vụ quy hoạch, dự án quy hoạch thực hiện trong năm kế hoạch; định mức kinh tế - kỹ thuật quy hoạch và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, các đơn vị lập dự toán kinh phí chi tiết theo các nhiệm vụ,
+ Dự án quy hoạch báo cáo cơ quan quản lý chuyên ngành địa phương để tổng hợp vào dự toán năm kế hoạch gửi cơ quan Tài chính tổng hợp vào dự toán chi ngân sách báo cáo Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.
Hướng dẫn Quyết toán kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 32/2023/TT-BTC quy định như sau:
Quyết toán kinh phí
a) Về quyết toán theo niên độ ngân sách hằng năm:
Thực hiện theo quy định của Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25/12/2017 của Bộ Tài chính quy định xét duyệt, thông báo và tổng hợp quyết toán năm.
b) Về quyết toán giá trị nhiệm vụ, dự án hoàn thành
Đối với nhiệm vụ quy hoạch, dự án quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán có thời hạn thực hiện trên 12 tháng, ngoài việc thực hiện quyết toán theo niên độ, các đơn vị còn phải thực hiện quyết toán nhiệm vụ, dự án hoàn thành.
Theo đó, việc quyết toán kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định trên.
Thông tư 32/2023/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ ngày 14/7/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?