Hướng dẫn mới nhất về nghiệp vụ kiểm sát trong trường hợp tòa án không giải thích rõ cho các đương sự về hậu quả của hợp đồng vô hiệu?
- Đương sự không yêu cầu giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu thì tòa án có cần phải giải thích về hậu quả của hợp đồng vô hiệu hay không?
- Hướng dẫn mới nhất về nghiệp vụ kiểm sát trong trường hợp tòa án không giải thích rõ cho các đương sự về hậu quả của hợp đồng vô hiệu?
- Hậu quả của hợp đồng vô hiệu được quy định như thế nào?
Đương sự không yêu cầu giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu thì tòa án có cần phải giải thích về hậu quả của hợp đồng vô hiệu hay không?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 3 Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC có nội dung như sau:
Tòa án giải quyết vụ án dân sự có yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu nhưng đương sự không yêu cầu giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu. Trường hợp này, Tòa án có phải giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu không?
Khi giải quyết vụ án dân sự có yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu nhưng đương sự không yêu cầu giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu thì Tòa án phải giải thích cho các đương sự về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Việc giải thích phải được ghi vào biên bản và lưu vào hồ sơ vụ án. Trường hợp Tòa án đã giải thích nhưng tất cả đương sự vẫn không yêu cầu giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu thì Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu mà không phải giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu; trừ trường hợp đương sự không yêu cầu giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba.
Theo đó, khi giải quyết vụ án dân sự có yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì tòa án phải giải thích cho các đương sự về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp ngay cả khi đương sự không yêu cầu giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu.
Hướng dẫn mới nhất về nghiệp vụ kiểm sát trong trường hợp tòa án không giải thích rõ cho các đương sự về hậu quả của hợp đồng vô hiệu? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn mới nhất về nghiệp vụ kiểm sát trong trường hợp tòa án không giải thích rõ cho các đương sự về hậu quả của hợp đồng vô hiệu?
Ngày 15/02/2023, VKSNDTC ban hành Công văn 443/VKSTC-V9 năm 2023 về việc giải đáp vướng mắc về nghiệp vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình.
Về vấn đề giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu, tại Câu 5 Công văn 443/VKSTC-V9 năm 2023, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có hướng dẫn như sau về nghiệp vụ kiểm sát:
Vướng mắc: Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu. Trong thời gian chuẩn bị xét xử, Tòa án không hỏi, không giải thích cho các đương sự biết về hậu quả của hợp đồng vô hiệu mà đến phiên tòa mới hỏi các đương sự có đề nghị giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu không.
Sau đó, các đương sự trả lời không yêu cầu giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu. Như vậy nếu tòa án căn cứ vào đó không giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu là đúng hay sai?
Trả lời vướng mắc này trong quá trình thực hiện nghiệp vụ kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trả lời:
Theo Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 và hướng dẫn tại Công văn 01/2017/GĐ- TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao về giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ thì:
“…Tòa án phải giải thích cho các đương sự về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu, việc giải thích phải được ghi vào biên bản và lưu vào hồ sơ vụ án...Trường hợp Tòa án đã giải thích nhưng tất cả đương sự vẫn không yêu cầu giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu thì Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu mà không phải giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu…”.
Do vậy, trong trường hợp này, việc Tòa án chỉ hỏi mà không giải thích rõ cho các đương sự về hậu quả khi tuyên hợp đồng vô hiệu, không lập biên bản xác định rõ yêu cầu của các đương sự là thiếu sót, vi phạm.
Khi tham gia phiên tòa, Kiểm sát viên cần yêu cầu Tòa án giải thích rõ cho các đương sự, nếu các đương sự vẫn không yêu cầu giải quyết thì Tòa án lập biên bản và lưu vào hồ sơ vụ án mới bảo đảm đúng quy định.
Hậu quả của hợp đồng vô hiệu được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Theo đó, khi hợp đồng vô hiệu có thể dẫn đến những hậu quả sau:
- Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
- Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản xử lý học sinh vi phạm nội quy nhà trường 2024 2025 các cấp? Biên bản xử lý học sinh vi phạm 2024 2025?
- Bằng chứng khách quan và ý kiến chủ quan là gì? Cho ví dụ về bằng chứng khách quan và ý kiến chủ quan?
- Mẫu bài phát biểu trao Huy hiệu Đảng? Tải bài phát biểu trao tặng Huy hiệu Đảng file word ở đâu?
- Thitructuyen qti vn vào thi, đăng ký? Vào thi Cuộc thi tìm hiểu Cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tỉnh Quảng Nam?
- Kịch bản Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 ý nghĩa? Kịch bản Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11 2024?