Hướng dẫn lập kế hoạch mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công năm 2023? Mua sắm, bảo dưỡng tài sản công cần lưu ý những gì?
Hướng dẫn lập kế hoạch mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công năm 2023 theo Công văn 3493/SGDĐT-KHTC?
Theo điểm 3.2 tiểu mục 3 Mục II Công văn 3493/SGDĐT-KHTC năm 2022, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh như sau:
* Về kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công:
- Ưu tiên cho công tác chống thấm dột, chống lún, chống ngập; sửa chữa nhà vệ sinh đảm bảo yêu cầu sạch sẽ, đúng quy chuẩn và đủ về số lượng.
- Yêu cầu quan tâm rà soát công tác an toàn trường học của các hạng mục công trình trong lớp học, phòng bộ môn, phòng chức năng, nhà thi đấu đa năng, sân bãi tập, khu vực hành lang, cầu thang... và các trang thiết bị về an toàn phòng cháy chữa cháy, thoát hiểm thoát nạn...
- Việc xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công cần mang tính tập trung, trọng điểm, không chia nhỏ thành nhiều hạng mục thành phần, mỗi đơn vị đề xuất tối đa 02 hạng mục cần thực hiện trong năm 2023 (trong đó ưu tiên nguồn tự cân đối tại đơn vị và lưu ý về trình tự thủ tục được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư 65/2021/TT-BTC)
* Về kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị dạy học:
- Ưu tiên trang bị máy móc thiết bị phục vụ giảng dạy học tập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về danh mục trang thiết bị tối thiểu theo lộ trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Thông tư 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 về Ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học; Thông tư 38/2011/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2011 về Ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở; Thông tư 39/2011/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 về Ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông) và theo hướng đổi mới công nghệ.
- Kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị dạy học phải phù hợp với Quyết định 21/2020/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Về mua sắm tập trung năm 2023, trong thời gian chờ Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt cấu hình cơ bản của nhóm danh mục về máy vi tính để bàn, máy photocopy, máy lạnh, các đơn vị vẫn lập kế hoạch mua sắm trong dự toán năm 2023. Sau khi có công văn phê duyệt của Uỷ ban nhân dân Thành phố và hướng dẫn của các cơ quan, đơn vị liên quan, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ có văn bản hướng dẫn các đơn vị đăng ký lại nhu cầu mua sắm tập trung năm 2023.
Hướng dẫn lập kế hoạch mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công năm 2023? Mua sắm, bảo dưỡng tài sản công cần lưu ý những gì?
Lưu ý trong quá trình lập kế hoạch mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công năm 2023?
Tại điểm 3.2 tiểu mục 3 Mục II Công văn 3493/SGDĐT-KHTC năm 2022, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh lưu ý như sau:
- Việc lập kế hoạch mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo các nội dụng hướng dẫn nêu trên, đơn vị phải xây dựng dự toán trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí, đầu tư có trọng điểm; ưu tiên cân đối từ nguồn ngân sách chi thường xuyên dự kiến được giao năm 2023, từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và các nguồn thu hợp pháp khác;
- Đảm bảo việc lập kế hoạch mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công phù hợp với định hướng, dự báo phát triển, tình hình thực tế tại đơn vị và hạn chế tối đa việc phát sinh trong năm tránh làm ảnh hưởng đến công tác lập dự toán đã xây dựng và được phê duyệt.
Trường hợp có phát sinh nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa và mua sắm tài sản công ngoài dự toán được giao, đơn vị phải có thuyết minh làm rõ, tự sắp xếp trong phạm vi dự toán được giao và phải đảm bảo đủ hồ sơ tài liệu theo quy định được hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 4 Thông tư 65/2021/TT-BTC, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ thực hiện thẩm định hiện trạng và sự cần thiết để xem xét, phê duyệt.
- Trường hợp do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn hoặc các lý do bất khả kháng làm hư hỏng tài sản công mà đơn vị không tự cân đối được chi phí sửa chữa từ dự toán được giao, đề nghị thực hiện hồ sơ theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 65/2021/TT-BTC.
- Sở Giáo dục và Đào tạo không phê duyệt kế hoạch mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công đối với các đơn vị đề nghị vượt quá khả năng ngân sách dự kiến được giao năm 2023.
Hồ sơ lập lập kế hoạch mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công năm 2023 bao gồm những gì?
Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh tại điểm 3.3 tiểu mục 3 Mục II Công văn 3493/SGDĐT-KHTC năm 2022, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, mẫu biểu, thành phần báo cáo và số lượng hồ sơ như sau:
- Đối với kế hoạch mua sắm trang thiết bị:
+ Thực hiện biểu mẫu số 03
+ Bản photo báo giá của 01 đơn vị cung cấp trên thị trường có đóng dấu (làm cơ sở tham khảo), riêng đối với các tài sản thuộc nhóm danh mục mua sắm tập trung (không cần bản báo giá).
+ Số lượng: Biểu số 03 (02 bộ bản chính), báo giá (02 bộ photo).
- Đối với kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công:
+ Thực hiện biểu mẫu số 04;
+ Hình chụp tổng quan hiện trạng (tối thiểu 3 tấm cho 01 hạng mục)
+ Dự toán chi tiết và bản vẽ kỹ thuật của từng hạng mục.
+ Số lượng: Biểu số 4 (02 bộ bản chính); hình chụp (02 bộ, ghi tên hạng mục phía sau từng tấm hình); dự toán chi tiết và bản vẽ kỹ thuật của từng hạng mục (02 bộ bản chính).
(Các bản chính phải đảm bảo đầy đủ họ và tên, chữ ký của các thành phần và đóng dấu mộc đỏ của đơn vị lập dự toán)
Thời gian nộp báo cáo trước ngày 07/10/2022.
Xem chi tiết thời gian và hướng dẫn nộp báo cáo tại: tiểu mục 4 Mục II Công văn 3493/SGDĐT-KHTC năm 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?