Hướng dẫn khai báo mã CAS trên hệ thống khai báo nhập khẩu? Danh mục hóa chất phải khai báo bao gồm những chất nào?
Mã CAS đối với hóa chất là gì?
Số đăng ký CAS là sự xác định bằng chuỗi số định danh duy nhất cho các nguyên tố hóa học, các hợp chất hóa học, các polyme, các chuỗi sinh học, các hỗn hợp và các hợp kim. Chúng còn được nói đến như là các số CAS hay các CAS RN.
Số đăng ký CAS được tách bởi các dấu gạch ngang thành ba phần, phần đầu tiên có thể chứa tới 6 chữ số, phần thứ hai chứa 2 chữ số, và phần thứ ba chứa một số duy nhất như là số kiểm tra. Các số được gán theo trật tự tăng dần và chúng không có bất kỳ một ý nghĩa nội tại nào. Số kiểm tra được tính theo quy tắc sau:
Đọc theo chiều từ phải sang trái thì trọng số của chúng tăng dần theo trật tự 1, 2, 3, 4 v.v. Lấy tổng số của tích các số tương ứng với trọng số của nó, sau đó lấy số dư trong phép chia cho 10. Ví dụ, số CAS của nước là 7732-18-5, do số kiểm tra được tính như sau (8×1 + 1×2 + 2×3 + 3×4 + 7×5 + 7×6) mod 10 = 105 mod 10 = 5 (mod là phép tính lấy phần dư).
Hướng dẫn khai báo mã CAS trên hệ thống khai báo nhập khẩu? Danh mục hóa chất phải khai báo bao gồm những chất nào? (Hình từ internet)
Hướng dẫn khai báo mã CAS trên hệ thống khai báo nhập khẩu?
Căn cứ Công văn 1850/HQTPHCM-GSQL năm 2022 Cục hải quan TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn khai báo mã CAS trên hệ thống khai báo nhập khẩu như sau:
Qua rà soát trên hệ thống, hiện tại Chi cục Hải quan Đầu tư không có lô hàng nhập khẩu nào chưa được thông quan như nội dung công văn của Doanh nghiệp.
Về việc khai báo mã CAS:
- Đối với các sản phẩm không phải là hoá chất:
+ Căn cứ Điều 1 Nghị định 113/2017/NĐ-CP (được bổ sung tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 17/2020/NĐ-CP):
“ Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất về:
1. Yêu cầu chung để đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất.
2. Hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp.
3. Điều kiện sản xuất, kinh doanh tiền chất công nghiệp; hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp.
4. Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp; điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.
5. Hóa chất cấm, hóa chất độc.
6. Kế hoạch, biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất.
7. Khoảng cách an toàn đối với cơ sở hoạt động hóa chất nguy hiểm.
8. Phân loại hóa chất, phiếu an toàn hóa chất.
9. Khai báo hóa chất, thông tin về hóa chất.
10. Huấn luyện an toàn hóa chất.
11. Các sản phẩm sau không thuộc đối tượng hóa chất được điều chỉnh của Nghị định này:
a) Dược phẩm; chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn trùng; thực phẩm; mỹ phẩm
b) Thức ăn chăn nuôi; thuốc thú y; thuốc bảo vệ thực vật; phân bón hữu cơ, phân bón sinh học, phân bón hóa học là phân bón hỗn hợp, phân bón khoáng hữu cơ, phân bón khoáng sinh học; sản phẩm bảo quản, chế biến nông sản, lâm sản, hải sản và thực phẩm;
c) Chất phóng xạ; vật liệu xây dựng; sơn, mực in; keo dán và sản phẩm tẩy rửa sử dụng trong lĩnh vực gia dụng;
d) Xăng, dầu; condensate, naphta được sử dụng trong chế biến xăng dầu.”
Theo đó, các sản phẩm không phải là hoá chất không thuộc đối tượng điều chỉnh tại Điều 1 Nghị định 113/2017/NĐ-CP (được bổ sung tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) trừ các sản phẩm được điều chỉnh nêu trên.
Đối với các sản phẩm là hoá chất:
- Căn cứ Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất, theo đó Danh mục hóa chất phải khai báo gồm các chỉ tiêu thông tin như sau: tên Tiếng Việt, tên Tiếng Anh, mã HS, mã CAS, công thức hóa học.
- Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC) của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
+ Người khai hải quan phải khai đầy đủ các thông tin trên tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 hoặc mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này và gửi các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan quy định tại Điều 16 Thông tư này theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
+ Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan có thể ở dạng dữ liệu điện tử hoặc chứng từ giấy được chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bán scan có xác nhận bằng chữ ký số)...
Danh mục hóa chất phải khai báo bao gồm những loại nào?
Căn cứ Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định danh mục hóa chất phải khai báo bao gồm 1156 chất như sau:
Tải đầy đủ danh mục hóa chất phải khai báo: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?