Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu và Bảng kê sản phẩm gỗ nhập khẩu có xác nhận của công chức Hải quan?

Xin chào ban tư vấn, Tôi có câu hỏi mong được ban tư vấn hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi muốn được hỏi về việc thực hiện kiểm tra, xác nhận bảng kê gỗ nhập khẩu đối với các lô hàng gỗ nhập khẩu và bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu được quy định như thế nào? Rất hy vọng nhận được sự hỗ trợ từ ban tư vấn. Xin cảm ơn.

Trách nhiệm xác nhận của công chức Hải quan vào Bảng kê gỗ nhập khẩu?

Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam quy định như sau:

"Điều 27. Trách nhiệm của cơ quan Kiểm lâm, cơ quan cấp giấy phép FLEGT, cơ quan Hải quan và của tổ chức, cá nhân khác có liên quan
...
3. Cơ quan Hải quan:
a) Phối hợp với cơ quan Kiểm lâm và các cơ quan có liên quan trong việc xác minh tính hợp pháp của lô hàng gỗ nhập khẩu, xuất khẩu;
b) Kiểm tra, xác nhận bảng kê gỗ nhập khẩu đối với các lô hàng gỗ nhập khẩu."

Tại Công văn 7131/TCHQ-GSQL năm 2020 thực hiện Nghị định 102/2020/NĐ-CP do Tổng cục Hải quan ban hành quy định về việc xác nhận của công chức Hải quan vào Bảng kê gỗ nhập khẩu cụ thể như sau:

- Nếu Bản kê chi tiết (Log List hoặc Packing List) do người xuất khẩu lập có các thông tin phù hợp với các Bảng kê gỗ nhập khẩu do chủ gỗ lập theo Mẫu số 01 hoặc Mẫu số 02 Phụ lục I thì người khai hải quan ghi “theo Bản kê chi tiết đính kèm” và nộp cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu.

- Việc xác nhận của cơ quan hải quan trên Bảng kê gỗ nhập khẩu được thực hiện bởi công chức hải quan tiếp nhận, kiểm tra chi tiết hồ sơ (đối với hồ sơ luồng vàng) hoặc công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa (đối với tờ khai luồng đỏ) và lưu kèm hồ sơ hải quan. Trường hợp có sai khác giữa kết quả kiểm tra thực tế với Bảng kê của người khai hải quan, công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa ghi “sai khác theo tờ khai hải quan” trước khi xác nhận.

Thực hiện kiểm tra, xác nhận bảng kê gỗ nhập khẩu đối với các lô hàng gỗ nhập khẩu và bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu?

Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu và Bảng kê sản phẩm gỗ nhập khẩu có xác nhận của công chức Hải quan?

Mẫu bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu năm 2022?

Tại Công văn 2380/TCHQ-GSQL năm 2022 thực hiện Nghị định 102/2020/NĐ-CP do Tổng cục Hải quan ban hành quy định về bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu cụ thể rằng theo quy định tại Nghị định số 102/2020/NĐ-CP thì chủ gỗ nhập khẩu là người ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có) vào Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP. Theo đó, đề nghị các đơn vị hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng quy định đối với Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu (Mẫu số 03) và chỉ tiếp nhận Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu do chủ gỗ nhập khẩu ký, đóng dấu (nếu có).

Đối với quy định về bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu thì tại Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam cung cấp như sau:

Tải bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu: Tại đây.

Danh mục tất cả các loại gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam?

Tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 5246/QĐ-BNN-TCLN năm 2021 công bố Danh mục các loại gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về Danh mục các loại gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam bao gồm 822 loại. Tên gọi chính thức của các loại gỗ là tên khoa học; tên Việt Nam thường gọi chỉ có giá trị tham khảo. Danh mục các loại gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam được thống kê từ nguồn dữ liệu do Tổng cục Hải quan, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cung cấp.

Xem chi tiết Danh mục các loại gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam: Tại đây.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Gỗ nhập khẩu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quản lý gỗ nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở áp dụng biện pháp gì theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Mẫu bảng kê gỗ nhập khẩu áp dụng đối với gỗ tròn, gỗ xẻ mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? Bản chính bảng kê gỗ nhập khẩu do ai lập?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình nhập khẩu gỗ mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? Doanh nghiệp thực hiện báo cáo định kỳ bao nhiêu tháng một lần?
Pháp luật
Quản lý rủi ro đối với gỗ nhập khẩu có cần dựa trên tiêu chí xác định quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực hoặc không tích cực hay không?
Pháp luật
Việc xác định loại gỗ rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam được thực hiện dựa trên những tiêu chí nào theo quy định?
Pháp luật
Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu và Bảng kê sản phẩm gỗ nhập khẩu có xác nhận của công chức Hải quan?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Gỗ nhập khẩu
10,599 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Gỗ nhập khẩu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Gỗ nhập khẩu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào