Hướng dẫn của Bộ Y tế nhằm đảm bảo tình trạng an ninh trật tự tại các bệnh viện trước tình trạng y bác sĩ bị hành hung, đe dọa?

Hiện nay vẫn còn tình trạng các bác sĩ bị đe dọa, hành hung ở bệnh viện. Vậy Bộ Y tế đã có những hướng dẫn thế nào để đảm bảo an ninh trật tự tại các bệnh viện? Câu hỏi của chị Quỳnh Mai đến từ Lào Cai.

Hiện trạng bác sĩ, nhân viên y tế bị hành hung, đe dọa hiện nay?

Căn cứ vào Công văn 4245/BYT-KCB năm 2022 đã có nội dung đề cấp đến tình hình bác sĩ, nhân viên y tế hiện nay bị đe dọa, hành hung như sau:

Trong thời gian qua, tại các bệnh viện liên tiếp xảy ra nhiều vụ việc người bệnh, người nhà người bệnh hành hung nhân viên y tế làm mất trật tự, an ninh, an toàn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác khám bệnh, chữa bệnh, tinh thần, tính mạng của nhân viên y tế, điển hình một số vụ việc sau:
1. Ngày 27/7/2022 tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ P.H.T. bị một người nhà bệnh nhi đẩy vào tường, bóp cổ khi đang đợi gắp xương cá cho bé gái.
2. Ngày 30/7/2022, tại khoa ngoại chấn thương, Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long, một bệnh cầm dao rượt đuổi nhân viên y tế.
3. Ngày 6/8/2022, tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh, có thêm một bác sĩ bị tấn công bởi một vật bằng sắt nhọn.

Theo đó, hiện nay thì các bệnh viện liên tiếp xảy ra các vụ việc bác sĩ, nhân viên y tế bị bệnh nhân, người nhà, bạn bè của bệnh nhân hành hung dẫn đến mất trật tự, an ninh, an toàn tại bệnh viện.

Bộ Y tế đã có những hướng dẫn gì để đảm bảo tình trạng an ninh trật tự tại các bệnh viện trước tình trạng y bác sĩ bị hành hung, đe dọa?

Hướng dẫn của Bộ Y tế nhằm đảm bảo tình trạng an ninh trật tự tại các bệnh viện trước tình trạng y bác sĩ bị hành hung, đe dọa?

Bộ Y tế đã có những hướng dẫn gì để đảm bảo an ninh, trật tự tại các bệnh viện?

Căn cứ vào Công văn 4245/BYT-KCB năm 2022 đã có những nội dung hướng dẫn như sau:

Để tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự bệnh viện, Bộ Y tế kính đề nghị Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo các đơn vị công an địa phương tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn về một số nội dung sau:
1. Điều tra xác minh làm rõ các hành vi và đối tượng gây bạo hành trong bệnh viện đối với các vụ việc nêu trên, xử lý nghiêm và truy cứu trách nhiệm hình sự (nếu có phạm tội).
2. Tiếp tục chỉ đạo Công an địa phương thực hiện nội dung Quy chế số 03/QC-BCA-BYT ngày 26 tháng 9 năm 2017 giữa Bộ Công an và Bộ Y tế về việc phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Y tế về công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong lĩnh vực y tế; Quy chế phối hợp số 36/KCB-CSQLHC ngày 28/01/2019 giữa Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội về bảo đảm an ninh, trật tự tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự khu vực xung quanh bệnh viện như các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phục vụ người dân khi đến khám chữa bệnh, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trước các cổng bệnh viện.
4. Hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn trang bị các thiết bị kỹ thuật bảo đảm an ninh, bảo vệ tại bệnh viện; phối hợp tập huấn, nâng cao trình độ bảo vệ, phản ứng nhanh với các tình huống gây rối, đánh nhau, hành hung tại các bệnh viện và cơ sở y tế. Xây dựng và thử nghiệm, triển khai mô hình tự phòng, tự quản, tự bảo vệ về an ninh trật tự tại các bệnh viện.
5. Tăng cường lực lượng tuần tra, bảo vệ đảm bảo an ninh trật tự tại các khu vực có bệnh viện lớn, có lượng người đến đông khám bệnh, chữa bệnh.
6. Thiết lập, củng cố mạng lưới đường dây nóng của lực lượng Cảnh sát cơ động và cơ quan công an gần nhất cho Bệnh viện và điểm nóng hay xảy ra mất an ninh trật tự bệnh viện trên địa bàn để kịp thời gọi và hỗ trợ khẩn cấp trước các tình huống nguy cơ mất an ninh, trật tự.

Theo đó, Bộ Y tế đã có những đề nghị về việc phối hợp chặt chẽ giữa công an địa phương và các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện các biện pháp theo nội dung hướng dẫn trên để đảm bảo tình trạng an ninh trật tự tại các bệnh viện.

Gây rối trật tự tại bệnh viện sẽ bị xử lý như thế nào?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều này;
b) Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng;
c) Để vật nuôi, cây trồng hoặc các vật khác xâm lấn lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị;
d) Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Vứt rác hoặc bỏ bất cứ vật gì khác lên tường rào và khu vực liền kề với mục tiêu bảo vệ;
e) Chăn, thả gia súc, gia cầm trong chung cư.

Theo đó, hành vi gây rối, làm mất trật tự tại bệnh viện sẽ bị xử phạt hành chính từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Nếu như hành vi gây rối tại bệnh viện vượt quá mức độ đê xử phạt hành chính thì người gây rối có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.

Như vậy, hành vi gây rối an ninh trật tự tại bệnh viện sẽ bị xử phạt hành chính. Nếu như mức độ của hành vi vượt quá quy định về xử phạt hành chính thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khám chữa bệnh TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KHÁM CHỮA BỆNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhiệm vụ của các vị trí trực khám chữa bệnh trong bệnh viện theo Thông tư 32/2023/TT-BYT là gì?
Pháp luật
Bác sĩ có phải bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai biến trong chữa bệnh dù làm đúng quy định chuyên môn kỹ thuật không?
Pháp luật
Không ưu tiên khám chữa bệnh đối với người từ đủ 90 tuổi trở lên bị phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Bác sĩ có thể thực hiện khám chữa bệnh online đối với bệnh nhân rối loạn tâm thần được hay không?
Pháp luật
Bác sĩ là người nước ngoài có được sử dụng tiếng Anh để khám chữa bệnh cho bệnh nhân hay không?
Pháp luật
Bác sĩ lợi dụng hoạt động khám chữa bệnh lạm dụng tình dục bệnh nhân bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Người bệnh được quyền từ chối khám chữa bệnh trong mọi trường hợp đúng không? Người bệnh có cần phải tôn trọng người hành nghề khám chữa bệnh không?
Pháp luật
Bác sĩ đang nuôi con 8 tháng tuổi có phải tham gia khám chữa bệnh khi có dịch bệnh truyền nhiễm không?
Pháp luật
Có thể thực hiện phẫu thuật, can thiệp có xâm nhập cơ thể khi không có sự đồng ý của người bệnh không?
Pháp luật
Người đã tham gia chữa bệnh bằng y học cổ truyền 40 năm có được cấp Giấy chứng nhận lương y không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám chữa bệnh
4,829 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám chữa bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào