Hướng dẫn chuyển đổi mã mức hưởng bảo hiểm y tế cho các đối tượng theo Nghị định 75/2023/NĐ-CP?
- Hướng dẫn chuyển đổi mã mức hưởng bảo hiểm y tế cho các đối tượng theo Nghị định 75/2023/NĐ-CP?
- Bổ sung mã đối tượng và mã mức hưởng BHYT ghi trên thẻ BHYT đối với người tham gia BHYT mới ra sao?
- Trường hợp người tham gia BHYT đồng thời thuộc nhiều đối tượng khác nhau thì mã đối tượng, mức hưởng được thay đổi thế nào?
- Các trường hợp được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT gồm những ai?
Hướng dẫn chuyển đổi mã mức hưởng bảo hiểm y tế cho các đối tượng theo Nghị định 75/2023/NĐ-CP?
Ngày 24/10/2023, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Công văn 3452/BHXH-CSYT năm 2023 thực hiện Nghị định 75/2023/NĐ-CP.
Theo đó, việc chuyển đổi mã mức hưởng bảo hiểm y tế cho các đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 75/2023/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện tại tiểu mục 1.1 Mục 1 Công văn 3452/BHXH-CSYT năm 2023 như sau:
Cấp thẻ, đổi thẻ BHYT theo quy định tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP
1.1. Chuyển đổi mã mức hưởng BHYT theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 75/2023/NĐ-CP, cụ thể:
- Đổi mức hưởng BHYT từ mã 4 sang mã 2 đối với Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc (có mã đối tượng KC) quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.
- Đổi mức hưởng BHYT từ mã 4 sang mã 3 đối với Người phục vụ người có công với cách mạng sống ở gia đình (có mã đối tượng PV) quy định tại khoản 19 Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP2.
Như vậy, việc chuyển đổi mã mức hưởng bảo hiểm y tế như sau:
- Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc (có mã đối tượng KC): Đổi mức hưởng BHYT từ mã 4 sang mã 2.
- Người phục vụ người có công với cách mạng sống ở gia đình (có mã đối tượng PV): Đổi mức hưởng BHYT từ mã 4 sang mã 3.
Hướng dẫn chuyển đổi mã mức hưởng bảo hiểm y tế cho các đối tượng theo Nghị định 75/2023/NĐ-CP? (Hình từ Internet)
Bổ sung mã đối tượng và mã mức hưởng BHYT ghi trên thẻ BHYT đối với người tham gia BHYT mới ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 1.2 Mục 1 Công văn 3452/BHXH-CSYT năm 2023.
Việc bổ sung mã đối tượng và mã mức hưởng BHYT ghi trên thẻ BHYT đối với người tham gia BHYT mới được quy định tại Nghị định 75/2023/NĐ-CP và Nghị định 131/2021/NĐ-CP trong thời gian chờ sửa đổi, bổ sung Quyết định 1351/QĐ-BHXH năm 2015 như sau:
- Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại điểm a khoản 10 Điều 16 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2020: mã đối tượng ký hiệu là TG và mã mức hưởng ký hiệu bằng số 3; mã khối quản lý là WG, mã khối thống kê là 37.
- Người dân các xã an toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hiện đang thường trú tại các xã an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã được cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú: mã đối tượng ký hiệu là AK và mã mức hưởng ký hiệu bằng số 2; mã khối quản lý là WK, mã khối thống kê là 61.
- Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa bàn các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 mà các xã này không còn trong danh sách các xã khu vực 2, 3, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ: mã đối tượng ký hiệu là DS và mã mức hưởng ký hiệu bằng số 3; mã khối quản lý là WS, mã khối thống kê là 62.
Trường hợp người tham gia BHYT đồng thời thuộc nhiều đối tượng khác nhau thì mã đối tượng, mức hưởng được thay đổi thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1.3 Mục 1 Công văn 3452/BHXH-CSYT năm 2023 như sau:
Cấp thẻ, đổi thẻ BHYT theo quy định tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP
...
1.3. Trường hợp người tham gia BHYT đồng thời thuộc nhiều đối tượng khác nhau, BHXH các tỉnh rà soát, đối chiếu dữ liệu đang quản lý với các trường hợp có tên trong hồ sơ đổi mức hưởng và danh sách đối tượng đổi thẻ mới, nếu thẻ BHYT cũ cấp theo đối tượng khác có mức hưởng thấp hơn so với quy định mới, thì theo mức hưởng cao nhất.
Như vậy, trường hợp người tham gia BHYT đồng thời thuộc nhiều đối tượng khác nhau thì mã đối tượng, mức hưởng được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Các trường hợp được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT gồm những ai?
Căn cứ quy định tại Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d Khoản 1 Điều 183 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, và khoản 5 Điều 1 Nghị định 75/2023/NĐ-CP như sau:
Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 5, 8, 9, 11, 17 và 20 Điều 3 Nghị định này;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;
- Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;
- Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát;
- Trẻ em dưới 6 tuổi.
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
d) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở;
đ) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
Như vậy, các trường hợp được BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh được xác định theo nội dung nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?