Hướng dẫn cài đặt sinh trắc học BIDV trên điện thoại Android và IOS? Xác thực sinh trắc học BIDV SmartBanking khi giao dịch thế nào?

Hướng dẫn cài đặt sinh trắc học BIDV trên điện thoại Android và IOS? Xác thực sinh trắc học BIDV SmartBanking khi giao dịch thế nào?

Hướng dẫn cài đặt sinh trắc học BIDV trên điện thoại Android và IOS?

Ngày 18/12/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 2345/QĐ-NHNN năm 2023 triển khai giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, có hiệu lực từ ngày 01/7/2024, trong đó có ứng dụng BIDV SmartBanking.

Cụ thể, một số giao dịch cần xác thực sinh trắc học trên ứng dụng BIDV SmartBanking như sau:

- Chuyển tiền online trên 10 triệu đồng/lần hoặc tổng số tiền giao dịch từ 20 triệu đồng/ngày trở lên

- Giao dịch lần đầu tiên hoặc đăng nhập BIDV SmartBanking trên thiết bị khác với thiết bị trước đó.

- Đăng nhập lần đầu sau khi bấm “Quên mật khẩu” và cấp lại mật khẩu mới.

- Cùng nhiều giao dịch khác như thanh toán, tiết kiệm, giao dịch ví điện tử…

Hướng dẫn cài đặt sinh trắc học BIDV trên điện thoại Android và IOS cho khách hàng trên BIDV SmartBanking như sau:

Bước 1:

- Cập nhật app BIDV SmartBanking lên phiên bản mới nhất

- Chuẩn bị thẻ CCCD gắn chip

- Tại trang chủ, chọn Cài đặt sinh trắc học, tích chọn Căn cước công dân gắn chip và chọn Tiếp tục.

Bước 2:

Tích chọn các chức năng và nhập hạn mức tối thiểu cần xác thực bằng sinh trắc học

Bước 3:

Chụp mặt trước, mặt sau và quét NFC CCCD

Tiếp tục để mặt sau CCCD vào đúng khung hình, sau đó làm theo hướng dẫn để quét NFC.

Bước 4:

Đọc thông tin trên chip của CCCD gắn chip bằng cách đặt lưng điện thoại gần với chip tại mặt sau của CCCD (vị trí đặt có thể khác nhau ở mỗi dòng thiết bị)

Bước 5:

Xác thực khuôn mặt và hoàn tất.

Đưa khuôn mặt vào chính giữa khung hình, sau đó chờ thông báo xác nhận thành công.

Trên đây là hướng dẫn cài đặt sinh trắc học BIDV trên điện thoại Android và IOS.

Ngoài việc tự cài đặt sinh trắc học BIDV trên điện thoại Android và IOS trên, khách hàng cũng có thể tới chi nhánh BIDV gần nhất để được hỗ trợ cài đặt sinh trắc học BIDV SmartBanking trực tiếp.

Hướng dẫn cài đặt sinh trắc học BIDV trên điện thoại Android và IOS? Xác thực sinh trắc học BIDV SmartBanking khi giao dịch thế nào?

Hướng dẫn cài đặt sinh trắc học BIDV trên điện thoại Android và IOS? Xác thực sinh trắc học BIDV SmartBanking khi giao dịch thế nào? (Hình từ Internet)

Xác thực sinh trắc học BIDV SmartBanking khi giao dịch thế nào?

Theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN năm 2023, từ ngày 01/7/2024, giao dịch chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt, cụ thể như sau:

- Nếu chuyển tiền dưới 10 triệu đồng/lần và tổng số tiền chuyển các lần trong ngày không quá 20 triệu đồng thì xác thực bằng mã OTP, không cần xác thực bằng khuôn mặt.

- Nếu chuyển tiền trên 10 triệu đồng/lần thì bắt buộc phải xác thực bằng khuôn mặt.

- Nếu chuyển tiền dưới 10 triệu đồng/lần nhưng tổng các giao dịch trong ngày đã chạm mốc 20 triệu thì đến lần chuyển tiếp theo trong ngày đó phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay, dù lần tiếp theo đó chỉ chuyển vài nghìn đồng.

Do đó, khách hàng thực hiện chuyển tiền thuộc trường hợp giao dịch phải xác thực vân tay, khuôn mặt phải thực hiện xác thực sinh trắc học BIDV SmartBanking.

3 bước xác thực sinh trắc học BIDV SmartBanking khi giao dịch như sau:

Bước 1:

Khách hàng nhập các thông tin giao dịch như thông thường (số tiền, thông tin người nhận, ngân hàng nhận…)

Bước 2:

Áp dụng với các giao dịch vượt ngưỡng theo quy định của NHNN, BIDV SmartBanking sẽ bật camera điện thoại để xác thực hình ảnh khuôn mặt của khách hàng.

Bước 3:

Nhập mã Smart/SMS OTP để hoàn tất giao dịch.

Trên đây là 3 bước xác thực sinh trắc học BIDV SmartBanking khi giao dịch.

Các biện pháp xác thực giao dịch trực tuyến theo Quyết định 2345/QĐ-NHΝN như thế nào?

Căn cứ tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quyết định 2345/QĐ-NHΝN năm 2023, các biện pháp xác thực giao dịch trực tuyến gồm có như sau:

STT

Biện pháp

Chi tiết về biện pháp

1

OTP gửi qua phương thức SMS hoặc Voice hoặc Email.

Khi thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến, hệ thống Internet Banking / Mobile Banking sẽ gửi mã OTP qua tin nhắn SMS (SMS OTP) hoặc qua cuộc gọi thoại (Voice OTP) hoặc qua thư điện tử (Email OTP) khách hàng đã đăng ký trước.

Khách hàng nhập mã OTP trên giao diện thanh toán trực tuyến để hoàn thành giao dịch để thanh toán.

2

Thẻ ma trận OTP

Thẻ ma trận là một bảng 2 chiều (dòng, cột), tương ứng với mỗi dòng, cột là một mã OTP.

Khi thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến, hệ thống Internet Banking / Mobile Banking sẽ thông báo số dòng, cột trên thẻ ma trận để khách hàng nhập mã OTP tương ứng hoàn thành giao dịch thanh toán.

3

Soft OTP loại cơ bản

Phần mềm tạo mã OTP (Soft: OTP) thường được cài đặt trên thiết bị cầm tay thông minh đã đăng ký với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán. Đối với loại cơ bản, mã OTP được sinh ngẫu nhiên theo thời gian, đồng bộ với hệ thống thanh toán trực tuyến tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán.

Khi thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến, hệ thống Internet Banking / Mobile Banking yêu cầu khách hàng nhập mã OTP được sinh bởi Soft OTP.

Khách hàng hoặc phần mềm tự động nhập mã OTP trên giao diện thanh toán trực tuyến và khách hàng thực hiện xác nhận để hoàn thành giao dịch thanh toán.

4

Soft OTP loại nâng cao

Soft OTP loại nâng cao thường được cài đặt trên thiết bị cầm tay thông minh đã đăng ký với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán. Đối với loại nâng cao, mã OTP được tạo kết hợp với mã của từng giao dịch (transaction signing).

Khi thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến, hệ thống Internet Banking / Mobile Banking tạo ra một mã giao dịch thông báo cho khách hàng.

Khách hàng hoặc phần mềm tự động nhập mã giao dịch vào Soft OTP để phần mềm tạo ra mã OTP.

Sau đó khách hàng hoặc phần mềm tự động nhập mã OTP trên giao diện thanh toán trực tuyến và khách hàng thực hiện xác nhận để hoàn thành giao dịch thanh toán.

5

Token OTP loại cơ bản

Token OTP là thiết bị tạo mã OTP. Đối với loại cơ bản, mã OTP được sinh ngẫu nhiên theo thời gian, đồng bộ với hệ thống thanh toán trực tuyến tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán.

Khi thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến, hệ thống Internet Banking / Mobile Banking yêu cầu khách hàng nhập mã OTP được sinh bởi Token OTP để hoàn thành giao dịch thanh toán.

6

Token OTP loại nâng cao

Token OTP loại nâng cao là thiết bị tạo mã OTP. Trong đó mã OTP được tạo kết hợp với mã của từng giao dịch (transaction signing).

Khi thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến, hệ thống Internet Banking / Mobile Banking tạo ra một mã giao dịch thông báo cho khách hàng.

Khách hàng nhập mã giao dịch vào Token OTP để thiết bị tạo ra mã OTP.

Sau đó khách hàng nhập mã OTP trên giao diện thanh toán trực tuyến để hoàn thành giao dịch thanh toán.

7

Xác thực hai kênh

Khi thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến, hệ thống Internet Banking / Mobile Banking gửi thông tin yêu cầu xác thực giao dịch đến thiết bị di động của khách hàng qua kênh thoại hoặc qua mã USSD hoặc qua phần mềm chuyên dụng.

Khách hàng phản hồi trực tiếp qua kênh đã kết nối để xác nhận hoặc không xác nhận thực hiện giao dịch.

8

Sinh trắc học

Khí thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến, hệ thống Internet Banking / Mobile Banking yêu cầu khách hàng trình diện dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng khó có khả năng làm giả để xác thực giao dịch (như khuôn mặt, tĩnh mạch ngón tay hoặc bàn tay, vân tay, mống mắt, giọng nói).

9

FIDO

Tiêu chuẩn xác thực do Liên minh Xác thực trực tuyến thế giới FIDO Alliance ban hành (tham khảo tại Fidoalliance.org).

Khi thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến, hệ thống Internet Banking / Mobile Banking yêu cầu khách hàng sử dụng thiết bị U2F/UAF (giao tiếp qua cổng USB hoặc không dây (Bluetooth, NFC)) hoặc phần mềm xác thực tích hợp với điện thoại thông minh hoặc trình duyệt đáp ứng tiêu chuẩn FIDO2, Sau khi xác thực sử dụng thiết bị bằng mã truy cập hoặc dấu hiệu sinh trắc học, thiết bị U2F/UAF hoặc phần mềm xác thực sẽ tự động giao tiếp với trình duyệt và máy chủ xác thực để xác thực địa chỉ website Internet Banking và giao dịch.

10

Chữ ký điện tử an toàn

Khi thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến, hệ thống Internet Banking / Mobile Banking yêu cầu khách hàng sử dụng chữ ký điện tử an toàn đã đăng ký sử dụng với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán.

Chữ ký điện tử an toàn bao gồm Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số hoặc chữ ký điện tử nước ngoài được công nhận theo quy định của pháp luật.

Quyết định 2345/QĐ-NHΝN năm 2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024, thay thế Quyết định 630/QĐ-NHNN năm 2017.

Đối với các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, thời gian áp dụng các quy định tại Điều 1, Điều 2 Quyết định 2345/QĐ-NHΝN năm 2023 kể từ ngày 01/01/2025.

Cài đặt sinh trắc học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn cài đặt sinh trắc học Vietcombank? Chi tiết 03 cài đặt sinh trắc học Vietcombank?
Pháp luật
Cài đặt sinh trắc học VietinBank? Hướng dẫn thay đổi cập nhật sinh trắc học trên VietinBank iPay Mobile?
Pháp luật
Hướng dẫn cài đặt sinh trắc học BIDV trên điện thoại Android và IOS? Xác thực sinh trắc học BIDV SmartBanking khi giao dịch thế nào?
Pháp luật
HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT SINH TRẮC HỌC TRÊN ỨNG DỤNG NGÂN HÀNG
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cài đặt sinh trắc học
23,061 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cài đặt sinh trắc học

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cài đặt sinh trắc học

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào