Hướng dẫn báo cáo Sơ kết Học kỳ I năm học 2024 2025 đối với cấp Trung học tại TPHCM như thế nào?
Hướng dẫn báo cáo Sơ kết Học kỳ I năm học 2024 2025 đối với cấp Trung học tại TPHCM như thế nào?
Sở GD&ĐT TP.HCM mới đây đã có hướng dẫn báo cáo Sơ kết Học kỳ I năm học 2024 2025 đối với cấp Trung học như sau:
Căn cứ nhiệm vụ năm học 2024 - 2025, Phòng Giáo dục Trung học hướng dẫn các đơn vị thực hiện báo cáo Sơ kết Học kỳ I năm học 2024 - 2025 như sau:
Báo cáo dành cho Phòng Giáo dục và Đào tạo:
- Đề cương báo cáo sơ kết Học kỳ 1: Tải về
- Link báo cáo: Tại đây
Báo cáo dành cho Trường Trung học (Trường THPT, Trường THCS, Trường phổ thông nhiều cấp học (có cấp THCS, THPT)):
- Đề cương báo cáo sơ kết Học kỳ 1: Tải về
- Link báo cáo: Tại đây
Báo cáo dành cho Trường dạy Chương trình nước ngoài, Chương trình tích hợp theo Quyết định của Bộ GDĐT:
- Đề cương báo cáo sơ kết Học kỳ 1: Tải về
- Link báo cáo: Tại đây
Lưu ý:
- Đối với các biểu mẫu báo cáo trực tuyến, đơn vị cần tải các tập tin đề cương để chuẩn bị trước nội dung và số liệu để nhập vào báo cáo.
- Các đơn vị sử dụng email hcm.edu.vn để thực hiện các báo cáo trực tuyến (các đơn vị chưa có email hcm.edu.vn thì liên hệ Anh Khoa – 0931855771 để dược hỗ trợ).
- Các nội dung chưa rõ, đơn vị liên hệ Phòng Giáo dục Trung học để được hướng dẫn.
Trên đây là hướng dẫn báo cáo Sơ kết Học kỳ I năm học 2024 2025 đối với cấp Trung học tại TPHCM.
Hướng dẫn báo cáo Sơ kết Học kỳ I năm học 2024 2025 đối với cấp Trung học tại TPHCM như thế nào? (Hình từ internet)
Các hình thức đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh hiện nay?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về các hình thức đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh như sau:
Đánh giá bằng nhận xét:
- Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
- Học sinh dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của bản thân.
- Cha mẹ học sinh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học sinh cung cấp thông tin phản hồi về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh.
- Đánh giá bằng nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học sinh được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.
Đánh giá bằng điểm số:
- Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
- Đánh giá bằng điểm số được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.
Hình thức đánh giá đối với các môn học:
- Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.
- Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học quy định tại điểm a khoản này; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
Trên đây là quy định về các hình thức đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh hiện nay.
Căn cứ và tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh như thế nào?
Căn cứ và tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT như sau:
- Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông.
- Giáo viên môn học căn cứ quy định tại điểm a khoản này nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập môn học.
- Giáo viên chủ nhiệm căn cứ quy định tại điểm a khoản này theo dõi quá trình rèn luyện và học tập của học sinh; tham khảo nhận xét, đánh giá của giáo viên môn học, thông tin phản hồi của cha mẹ học sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giáo dục học sinh; hướng dẫn học sinh tự nhận xét; trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo các mức quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?