Hoàn trả đất trưng dụng khi hết thời hạn trưng dụng đất được thực hiện như thế nào? Thời hạn trưng dụng đất là bao lâu?
Hoàn trả đất trưng dụng khi hết thời hạn trưng dụng đất được thực hiện như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 102/2024/NĐ-CP về trình tự, thủ tục trưng dụng đất như sau:
Quy định chi tiết về trình tự, thủ tục trưng dụng đất
1. Quyết định trưng dụng đất, văn bản xác nhận việc trưng dụng đất gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định trưng dụng đất;
b) Tên, địa chỉ của người có đất trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng đất trưng dụng;
c) Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của người được giao sử dụng đất trưng dụng;
d) Mục đích, thời hạn trưng dụng đất;
đ) Vị trí, diện tích, loại đất, tài sản gắn liền với đất trưng dụng;
e) Thời gian bàn giao đất trưng dụng.
2. Việc hoàn trả đất trưng dụng cho người sử dụng đất khi hết thời hạn trưng dụng đất được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Người có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất ban hành quyết định hoàn trả đất trưng dụng và gửi cho người có đất trưng dụng;
b) Trường hợp người có đất trưng dụng tự nguyện tặng cho Nhà nước thì làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
…
Như vậy, theo quy định trên việc hoàn trả đất trưng dụng cho người sử dụng đất khi hết thời hạn trưng dụng đất được thực hiện như sau:
- Người có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất ban hành quyết định hoàn trả đất trưng dụng và gửi cho người có đất trưng dụng;
- Trường hợp người có đất trưng dụng tự nguyện tặng cho Nhà nước thì làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Hoàn trả đất trưng dụng khi hết thời hạn trưng dụng đất được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn trưng dụng đất là bao lâu?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 90 Luật Đất đai 2024 về trưng dụng đất như sau:
Trưng dụng đất
…
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất, quyết định gia hạn trưng dụng đất. Người có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất, quyết định gia hạn trưng dụng đất không được ủy quyền.
4. Thời hạn trưng dụng đất là không quá 30 ngày kể từ khi quyết định trưng dụng đất có hiệu lực thi hành. Trường hợp hết thời hạn trưng dụng đất mà mục đích của việc trưng dụng chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng không quá 30 ngày. Quyết định gia hạn trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản và gửi cho người có đất trưng dụng, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trưng dụng trước khi kết thúc thời hạn trưng dụng.
Trường hợp trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì thời hạn trưng dụng được tính từ ngày ra quyết định đến không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người có đất trưng dụng, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trưng dụng phải chấp hành quyết định trưng dụng đất. Trường hợp quyết định trưng dụng đất đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật mà người có đất trưng dụng không chấp hành thì người quyết định trưng dụng đất ra quyết định cưỡng chế thi hành và tổ chức cưỡng chế thi hành hoặc giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất trưng dụng tổ chức cưỡng chế thi hành.
…
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn trưng dụng đất là không quá 30 ngày kể từ khi quyết định trưng có hiệu lực thi hành.
Tuy nhiên, trường hợp hết thời hạn trưng dụng đất mà mục đích của việc trưng dụng chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng không quá 30 ngày. Quyết định gia hạn trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản và gửi cho người có đất trưng dụng, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trưng dụng trước khi kết thúc thời hạn trưng dụng.
Ngoài ra, trường hợp trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì thời hạn trưng dụng được tính từ ngày ra quyết định đến không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Quyết định trưng dụng đất, văn bản xác nhận việc trưng dụng đất gồm các nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về trình tự, thủ tục trưng dụng đất như sau:
Quy định chi tiết về trình tự, thủ tục trưng dụng đất
1. Quyết định trưng dụng đất, văn bản xác nhận việc trưng dụng đất gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định trưng dụng đất;
b) Tên, địa chỉ của người có đất trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng đất trưng dụng;
c) Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của người được giao sử dụng đất trưng dụng;
d) Mục đích, thời hạn trưng dụng đất;
đ) Vị trí, diện tích, loại đất, tài sản gắn liền với đất trưng dụng;
e) Thời gian bàn giao đất trưng dụng.
…
Như vậy, theo quy định trên quyết định trưng dụng đất, văn bản xác nhận việc trưng dụng đất gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định trưng dụng đất;
- Tên, địa chỉ của người có đất trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng đất trưng dụng;
- Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của người được giao sử dụng đất trưng dụng;
- Mục đích, thời hạn trưng dụng đất;
- Vị trí, diện tích, loại đất, tài sản gắn liền với đất trưng dụng;
- Thời gian bàn giao đất trưng dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo lãi lỗ P&L là gì? Mẫu Báo cáo P&L mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo P&L? P&L là viết tắt của từ gì?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12325:2018 EN 143:2000 về độ bền cơ học đối với các phin lọc bụi như thế nào?
- Cổ đông phổ thông là gì? Cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần có được nhận cổ tức hay không?
- 07 thông tin được cung cấp trên Zalo BHXH Việt Nam? Quy trình biên tập, đăng tải thông tin trên Zalo BHXH Việt Nam ra sao?
- Các khoản nộp ngân sách nhà nước từ hoạt động kinh tế của Nhà nước gồm các khoản thu nào theo quy định?