Hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại TP HCM gồm những gì? Cần lưu ý gì khi viết đơn yêu cầu?
Hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại TP HCM gồm những gì?
Căn cứ Quyết định 06/2018/QĐ-UBND năm 2018 về quy định giải quyết tranh chấp đất đai và cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực thi hành trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Tại khoản 6 Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 06/2018/QĐ-UBND năm 2018 có quy định như sau:
Tranh chấp đất đai được cơ quan nhà nước thụ lý giải quyết khi có đủ các điều kiện sau đây
...
6. Người có yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp 01 bộ hồ sơ (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết gồm:
a) Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai hoặc bản ghi lời yêu cầu về giải quyết tranh chấp;
b) Biên bản hòa giải của Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu (đối với trường hợp nộp đơn khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu).
d) Bản vẽ hiện trạng nhà đất, công trình xây dựng, hồ sơ địa chính có liên quan đến phần đất tranh chấp (nếu có);
đ) Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có).
e) Các tài liệu khác có liên quan đến việc tranh chấp (nếu có).
Như vậy, hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại TP HCM gồm các giấy tờ, tài liệu nêu trên.
Người có yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp 01 bộ hồ sơ (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, cá nhân, tổ chức tranh chấp đất đai phải có căn cứ chứng minh:
- Đã tiến hành thủ tục hòa giải nhưng không thành;
- Phần đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng của mình hoặc có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi gửi đơn yêu cầu;
- Có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
Hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại TP HCM gồm những gì? Cần lưu ý gì khi viết đơn yêu cầu? (Hình từ Internet)
Cần lưu ý gì khi viết đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai?
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 06/2018/QĐ-UBND năm 2018 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Quyết định 20/2023/QĐ-UBND như sau:
Tranh chấp đất đai được cơ quan nhà nước thụ lý giải quyết khi có đủ các điều kiện sau đây
...
5. Đơn tranh chấp đất đai phải ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn, họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính của người đứng tên trong đơn; số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, nơi cấp, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp, địa chỉ nơi cư trú của người đứng tên trong đơn; nội dung, lý do tranh chấp và yêu cầu của người viết đơn. Đơn phải do người tranh chấp ký tên hoặc điểm chỉ
Như vậy, người có yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại TP Hồ Chí Minh khi viết đơn cần lưu ý các vấn đề sau:
- Đơn tranh chấp đất đai phải có các nội dung sau:
+ Ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn,
+ Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính của người đứng tên trong đơn;
+ Số CMND hoặc CCCD, nơi cấp, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp, địa chỉ nơi cư trú của người đứng tên trong đơn;
+ Nội dung, lý do tranh chấp và yêu cầu của người viết đơn.
- Đơn phải do người tranh chấp ký tên hoặc điểm chỉ.
Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đất đai tại TP Hồ Chí Minh được quy định ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 06/2018/QĐ-UBND năm 2018 như sau:
Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết lần đầu đối với các tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết các tranh chấp đất đai:
a) Giải quyết lần hai các tranh chấp đất đai mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết tranh chấp lần đầu nhưng còn tranh chấp.
b) Giải quyết tranh chấp lần đầu đối với các tranh chấp đất đai mà một trong các bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Như vậy, thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đất đai tại TP Hồ Chí Minh được xác định như sau:
- Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết lần đầu đối với các tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau.
- Chủ tịch UBND thành phố giải quyết các tranh chấp đất đai:
+ Giải quyết lần hai các tranh chấp đất đai mà Chủ tịch UBND cấp huyện đã giải quyết tranh chấp lần đầu nhưng còn tranh chấp.
+ Giải quyết tranh chấp lần đầu đối với các tranh chấp đất đai mà một trong các bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?