Hồ sơ quốc gia mà doanh nghiệp nộp thuế có giao dịch liên kết phải nộp cho cơ quan quản lý thuế là gì?
- Hồ sơ quốc gia mà người nộp thuế có giao dịch liên kết phải nộp cho cơ quan quản lý thuế là gì?
- Danh mục thông tin, tài liệu cung cấp tại Hồ sơ quốc gia kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định như thế nào?
- Doanh nghiệp có giao dịch liên kết không nộp Hồ sơ quốc gia bị xử phạt hành chính như thế nào?
Hồ sơ quốc gia mà người nộp thuế có giao dịch liên kết phải nộp cho cơ quan quản lý thuế là gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 18 Nghị định 132/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết
...
4. Người nộp thuế có trách nhiệm lưu giữ và cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết là các thông tin, tài liệu, số liệu, chứng từ gồm:
a) Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hồ sơ quốc gia là các thông tin về giao dịch liên kết, chính sách và phương pháp xác định giá đối với giao dịch liên kết được lập và lưu tại trụ sở của người nộp thuế theo danh mục các nội dung thông tin, tài liệu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Hồ sơ toàn cầu là các thông tin về hoạt động kinh doanh của tập đoàn đa quốc gia, chính sách và phương pháp xác định giá giao dịch liên kết của tập đoàn trên toàn cầu và chính sách phân bổ thu nhập và phân bổ các hoạt động, chức năng trong chuỗi giá trị của tập đoàn theo danh mục các nội dung thông tin, tài liệu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao theo quy định tại khoản 5 Điều này và Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, hồ sơ quốc gia là các thông tin về giao dịch liên kết, chính sách và phương pháp xác định giá đối với giao dịch liên kết được lập và lưu tại trụ sở của người nộp thuế theo danh mục các nội dung thông tin, tài liệu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Hồ sơ quốc gia mà doanh nghiệp nộp thuế có giao dịch liên kết phải nộp cho cơ quan quản lý thuế là gì?
Danh mục thông tin, tài liệu cung cấp tại Hồ sơ quốc gia kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Danh mục các nội dung thông tin, tài liệu cung cấp tại Hồ sơ quốc gia quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP, bao gồm thông tin về người nộp thuế, bản sao các thỏa thuận, hợp đồng giao dịch liên kết, thông tin tài chính:
Xem toàn bộ mẫu Danh mục các nội dung thông tin, tài liệu cung cấp tại Hồ sơ quốc gia kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp: Tại đây.
Doanh nghiệp có giao dịch liên kết không nộp Hồ sơ quốc gia bị xử phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP có nội dung như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
d) Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.
Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế;
b) Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với hành vi quy định tại điểm c, d khoản 4 Điều này.
Như vậy, khi doanh nghiệp có giao dịch liên kết không nộp Hồ sơ quốc gia thì chủ thể vi phạm có thể bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng theo quy định nêu trên.
Đồng thời có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp Hồ sơ quốc gia theo hồ sơ khai thuế và buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?