Hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm gồm những gì? Tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm thế nào?
Hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
1. Cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện các kỹ thuật này, gồm:
a) Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Hồ sơ khám xác định vô sinh của phụ nữ độc thân hoặc cặp vợ chồng đứng tên trong đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải có kế hoạch điều trị cho cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân. Trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật này và không thể có kế hoạch điều trị phải trả lời bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do.
Như vậy theo quy định trên hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm gồm có:
- Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 10/2015/NĐ-CP.
- Hồ sơ khám xác định vô sinh của phụ nữ độc thân hoặc cặp vợ chồng đứng tên trong đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm gồm những gì? Tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 57/2015/TT-BYT quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm như sau:
- Không đang mắc bệnh lý mà không đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai, sinh con; không đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền có ảnh hưởng đến tính mạng và sự phát triển của trẻ khi sinh ra; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
- Người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải có kết luận bằng văn bản của người đứng đầu cơ sở được phép thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm xác định đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con.
Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 57/2015/TT-BYT quy định như sau:
Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
1. Đại cương: thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong đó tinh trùng cho thụ tinh với noãn trong môi trường bên ngoài cơ thể (in-vitro). Phôi thu được sẽ chuyển vào buồng tử cung để làm tổ hoặc sẽ được đông lạnh để sử dụng sau.
2. Quy trình:
a) Thăm khám cặp vợ chồng và làm các xét nghiệm cơ bản cần thiết;
b) Đánh giá dự trữ buồng trứng;
c) Kích thích buồng trứng;
d) Theo dõi sự phát triển nang noãn;
đ) Tiêm thuốc giúp trưởng thành nang noãn khi đủ điều kiện;
e) Chọc hút noãn qua đường âm đạo dưới hướng dẫn của siêu âm;
g) Bắt đầu hỗ trợ pha hoàng thể nếu chuyển phôi tươi;
h) Đồng thời lấy tinh trùng của người chồng và chuẩn bị tinh trùng;
i) Cho tinh trùng thụ tinh với noãn theo phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển (IVF) hoặc bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI);
k) Nuôi cấy trong tủ cấy CO2;
l) Kiểm tra sự thụ tinh của noãn;
m) Nuôi cấy phôi và theo dõi;
n) Chuyển phôi: có thể phôi ngày 2, ngày 3 hoặc ngày 5 (phôi nang), tùy phác đồ của từng cơ sở thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;
o) Tiếp tục hỗ trợ pha hoàng thể nếu chuyển phôi tươi;
p) Thử thai bằng định lượng bhCG huyết thanh;
q) Siêu âm đường âm đạo để xác nhận sự phát triển của thai và vị trí thai.
Như vậy theo quy định trên quy trình thụ tinh trong ống nghiệm như sau:
- Thăm khám cặp vợ chồng và làm các xét nghiệm cơ bản cần thiết.
- Đánh giá dự trữ buồng trứng.
- Kích thích buồng trứng.
- Theo dõi sự phát triển nang noãn.
- Tiêm thuốc giúp trưởng thành nang noãn khi đủ điều kiện.
- Chọc hút noãn qua đường âm đạo dưới hướng dẫn của siêu âm.
- Bắt đầu hỗ trợ pha hoàng thể nếu chuyển phôi tươi.
- Đồng thời lấy tinh trùng của người chồng và chuẩn bị tinh trùng.
- Cho tinh trùng thụ tinh với noãn theo phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển (IVF) hoặc bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI).
- Nuôi cấy trong tủ cấy CO2.
- Kiểm tra sự thụ tinh của noãn.
- Nuôi cấy phôi và theo dõi.
- Chuyển phôi: có thể phôi ngày 2, ngày 3 hoặc ngày 5 (phôi nang), tùy phác đồ của từng cơ sở thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
- Tiếp tục hỗ trợ pha hoàng thể nếu chuyển phôi tươi.
- Thử thai bằng định lượng bhCG huyết thanh.
- Siêu âm đường âm đạo để xác nhận sự phát triển của thai và vị trí thai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm học 2024 2025 (trắc nghiệm và tự luận) cho học sinh toàn quốc như thế nào?
- Ngày 29 tháng 11 là ngày gì? Ngày 29 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 29 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Mẫu báo cáo tổng kết năm học của lớp mới nhất? Hướng dẫn viết bản báo cáo tổng kết năm học của lớp?
- HIV dương tính là gì? Ngoài người được xét nghiệm, kết quả HIV dương tính chỉ được thông báo cho ai?
- Nội dung Mẫu quy chế chi tiêu nội bộ mới nhất? Quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị sự nghiệp công lập cần có ý kiến của ai?