Hạn mức giao đất và công nhận đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân ở địa bàn tỉnh Thanh Hóa là bao nhiêu?
- Hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân ở tại đô thị tỉnh Thanh Hóa được quy định ra sao?
- Hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân và đối với đất ở tại nông thôn tỉnh Thanh Hóa được quy định ra sao?
- Hạn mức công nhận đất ở đối với trường hợp thửa đất có vườn, ao được ở tỉnh Hòa Bình được quy định ra sao?
- Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng ở tỉnh Thanh Hóa được quy định ra sao?
Ngày 12/12/2014, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định 4463/2014/QĐ-UBND về hạn mức giao đất ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở; hạn mức công nhận đất ở và hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 4655/2017/QĐ-UBND về sửa đổi Quy định về hạn mức giao đất ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở; hạn mức công nhận đất ở và hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa kèm theo Quyết định 4463/2014/QĐ-UBND). Trong đó, hạn mức giao đất và công nhận đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được quy định như sau:
Hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân ở tại đô thị tỉnh Thanh Hóa được quy định ra sao?
Theo Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4463/2014/QĐ-UBND thì hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân được quy định như sau:
- Tối đa 90 m2/hộ tại phường thuộc thành phố, thị xã;
- Tối đa 100 m2/hộ tại thị trấn thuộc huyện đồng bằng;
- Tối đa 120 m2/hộ tại thị trấn thuộc huyện miền núi.
Hạn mức giao đất và công nhận đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân ở địa bàn tỉnh Thanh Hóa là bao nhiêu?
Hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân và đối với đất ở tại nông thôn tỉnh Thanh Hóa được quy định ra sao?
Theo Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4463/2014/QĐ-UBND thì hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân được quy định như sau:
(a) Đối với địa bàn xã thuộc thành phố, thị xã: tối đa 120 m2/hộ;
(b) Đối với địa bàn xã đồng bằng thuộc huyện.
- Tối đa 150 m2/hộ đối với các vị trí ven đường giao thông, khu vực trung tâm xã, cụm xã thuận lợi cho hoạt động thương mại, dịch vụ, sinh hoạt;
- Tối đa 200 m2/hộ đối với các vị trí còn lại.
(c) Đối với địa bàn xã miền núi.
- Tối đa 200 m2/hộ đối với các vị trí ven đường giao thông, khu vực trung tâm xã, cụm xã thuận lợi cho hoạt động thương mại, dịch vụ, sinh hoạt;
- Tối đa 400 m2/hộ đối với các vị trí còn lại.
Hạn mức công nhận đất ở đối với trường hợp thửa đất có vườn, ao được ở tỉnh Hòa Bình được quy định ra sao?
Theo Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4463/2014/QĐ-UBND (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 4655/2017/QĐ-UBND) thì hạn mức công nhận đất ở đối với trường hợp thửa đất có vườn, ao được quy định như sau:
Trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở được hình thành từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 01/7/2004 và người đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định như sau:
- Địa bàn phường: 125 m2/hộ
- Địa bàn thị trấn đồng bằng: 150 m2/hộ
- Địa bàn thị trấn miền núi: 200 m2/hộ
- Địa bàn xã đồng bằng: 200 m2/hộ
- Địa bàn xã miền núi: 400 m2/hộ
Trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định bằng hạn mức công nhận đất ở tại địa phương; trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ diện tích thửa đất.
Đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ nhưng có tên trong sổ mục kê hoặc sổ đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ hoặc có các tài liệu chứng cứ khác chứng minh nguồn gốc sử dụng đất ổn định từ trước ngày 15/10/1993 thì diện tích đất ở được xác định như sau:
- Trường hợp đã sử dụng đất ổn định từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 15/10/1993 thì diện tích đất ở được xác định theo mức quy định tại khoản 1 Điều này.
- Trường hợp đã sử dụng đất ổn định từ trước ngày 18/12/1980 thì diện tích đất ở được xác định theo thực tế đang sử dụng, nhưng không quá 05 lần hạn mức giao đất ở quy định tại khoản 1, Điều 3 và khoản 1, Điều 4 của quy định này.
Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng ở tỉnh Thanh Hóa được quy định ra sao?
Theo Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4463/2014/QĐ-UBND thì đối với đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa đưa vào sử dụng, khi giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt được thực hiện như sau:
- Hạn mức giao đất để trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất.
- Hạn mức giao đất để trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
- Hạn mức giao đất để trồng rừng phòng hộ, để trồng rừng sản xuất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?