Hạch toán đối với tiền nghi giả, tiền giả được quy định như thế nào? Xử lý sau khi có kết quả giám định về tiền nghi giả ra sao?
Thế nào là tiền giả và tiền nghi giả? Việc thu giữ tiền giả và tạm thu giữ tiền nghi giả như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 28/2013/TT-NHNN, tiền giả được định nghĩa là những loại tiền làm giống như tiền Việt Nam nhưng không phải do Ngân hàng Nhà nước tổ chức in, đúc, phát hành. Trong đó, đối với những loại tiền giả chưa được Ngân hàng Nhà nước (hoặc Bộ Công an) thông báo bằng văn bản được xem là "tiền giả loại mới".
Về tiền nghi giả, khoản 3 Điều 3 Thông tư 28/2013/TT-NHNN xác định tiền nghi giả là tiền chưa kết luận được là tiền thật hay tiền giả.
Theo đó, việc thu giữ tiền giả và tạm thu giữ tiền nghi giả được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 28/2013/TT-NHNN như sau:
Trách nhiệm thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả
1. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh), Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (gọi tắt là Sở Giao dịch), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi phát hiện tiền giả trong giao dịch tiền mặt với khách hàng phải thu giữ theo quy định tại Điều 5 Thông tư này; khi phát hiện tiền nghi giả phải tạm thu giữ theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Như vậy, việc thu giữ tiền giả và tạm thu giữ tiền nghi giả được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.
Khi phát hiện tiền giả hoặc tiền nghi giả, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm thu giữ hoặc tạm thu giữ theo quy định.
Hạch toán đối với tiền nghi giả, tiền giả được quy định như thế nào? Xử lý sau khi có kết quả giám định về tiền nghi giả ra sao?
Hạch toán đối với tiền nghi giả, tiền giả được quy định ra sao?
Căn cứ Thông tư 25/2022/TT-NHNN ngày 30/12/2022 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc quy định chế độ kế toán giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nội dung hạch toán đối với tiền nghi giả, tiền giả được quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 25/2022/TT-NHNN và khoản 2 Điều 19 Thông tư 25/2022/TT-NHNN. Cụ thể như sau:
- Khi phát hiện tiền nghi giả/tiền giả:
Căn cứ biên bản tạm thu giữ tiền nghi giả/biên bản thu giữ tiền giả, bộ phận kế toán lập phiếu nhập kho và hạch toán:
Nợ TK 00100403 - Tiền nghi giả, tiền nghi bị phá hoại chờ xử lý
(sổ theo dõi: Tiền nghi giả)
Hoặc/và Nợ TK 00100404 - Tiền giả
- Khi xuất kho tiền nghi giả đem hiện vật đi trưng cầu giám định:
Bộ phận kế toán lập phiếu xuất kho và hạch toán:
Có TK 00100403 - Tiền nghi giả, tiền nghi bị phá hoại chờ xử lý
(sổ theo dõi: Tiền nghi giả)
Đồng thời, căn cứ biên bản giao nhận tiền, bộ phận kế toán lập phiếu hạch toán Nợ tài khoản ngoại bảng “tiền đang vận chuyển”, hạch toán:
Nợ TK 001003 - Tiền đang vận chuyển
(sổ theo dõi: Tiền nghi giả)
Xử lý hạch toán sau khi có kết quả giám định về tiền nghi giả như thế nào?
Công tác xử lý hạch toán sau khi có kết quả giảm định về tiền nghi giả được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 19 Thông tư 25/2022/TT-NHNN với những nội dung sau:
STT | Trường hợp | Nội dung hạch toán |
1 | Kết quả giám định là tiền thật và đủ điều kiện được đổi | - Tại Sở Giao dịch hoặc NHNN chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: + Trường hợp các NHNN chi nhánh khác đề nghị giám định: Căn cứ kết quả giám định và chứng từ nộp tiền đã có chữ ký của thủ quỹ và đóng dấu “đã thu tiền”, bộ phận kế toán báo Có về NHNN chi nhánh đã đề nghị giám định tiền nghi giả và hạch toán: Nợ TK 10100202 - Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông Có TK 602004 - Thanh toán liên chi nhánh + Trường hợp Sở Giao dịch hoặc NHNN chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị giám định: Căn cứ kết quả giám định và chứng từ nộp tiền đã có chữ ký của thủ quỹ và đóng dấu “đã thu tiền”, bộ phận kế toán lập chứng từ chi tiền để trả tiền cho tổ chức, cá nhân đã bị tạm thu trước đây và hạch toán: Nợ TK 10100202 - Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông Có TK 414001 - Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông đã xử lý và chờ thanh toán cho khách hàng Đồng thời lập phiếu hạch toán Có tài khoản ngoại bảng “tiền đang vận chuyển”, hạch toán: Có TK 001003 - Tiền đang vận chuyển (sổ theo dõi: Tiền nghi giả) Khi chi trả cho khách hàng, bộ phận kế toán hạch toán: Nợ TK 414001 - Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông đã xử lý và chờ thanh toán cho khách hàng Có TK thích hợp - Tại NHNN chi nhánh đã đề nghị giám định tiền nghi giả: + Căn cứ kết quả giám định, bộ phận kế toán lập phiếu hạch toán Có tài khoản ngoại bảng “tiền đang vận chuyển", hạch toán: Có TK 001003 - Tiền đang vận chuyển (sổ theo dõi: Tiền nghi giả) + Căn cứ báo Có do Sở Giao dịch hoặc NHNN chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh chuyển đến, bộ phận kế toán hạch toán: Nợ TK 602004 - Thanh toán liên chi nhánh Có TK 414001 - Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông đã xử lý và chờ thanh toán cho khách hàng Khi chi trả cho khách hàng, bộ phận kế toán hạch toán: Nợ TK 414001 - Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông đã xử lý và chờ thanh toán cho khách hàng Có TK thích hợp |
2 | Kết quả giám định là tiền thật, nhưng không đủ điều kiện được đổi | Căn cứ kết quả giám định, đơn vị đã đề nghị giám định xử lý: - Bộ phận kế toán lập phiếu hạch toán Có tài khoản ngoại bảng “tiền đang vận chuyển”, hạch toán: Có TK 001003 - Tiền đang vận chuyển (sổ theo dõi: Tiền nghi giả) - Bộ phận kho quỹ trả lại hiện vật cho đơn vị, cá nhân có tiền đã bị tạm thu. |
3 | Kết quả giám định là tiền giả | - Tại Sở Giao dịch hoặc NHNN chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: Căn cứ biên bản thu giữ tiền giả do bộ phận kho quỹ chuyển sang, bộ phận kế toán lập phiếu nhập kho và hạch toán: Nợ TK 00100404 - Tiền giả - Tại NHNN chi nhánh đề nghị giám định (kể cả trường hợp Sở Giao dịch hoặc NHNN chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị giám định), xử lý: + Căn cứ kết quả giám định, bộ phận kế toán lập phiếu hạch toán Có tài khoản ngoại bảng “tiền đang vận chuyển”. Có TK 001003 - Tiền đang vận chuyển (sổ theo dõi: Tiền nghi giả) + Căn cứ kết quả giám định của cơ quan giám định và biên bản thu giữ tiền giả của Sở Giao dịch hoặc của NHNN chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, thông báo đến đơn vị, cá nhân có tiền đã bị tạm thu. |
Thông tư 25/2022/TT-NHNN chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?