Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán mới nhất là mẫu nào?
- Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán mới nhất là mẫu nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán gồm những tài liệu gì?
- Chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán trong trường hợp nào?
Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán mới nhất là mẫu nào?
Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo Mẫu số 45 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP. Dưới đây là hình ảnh Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán:
Tải Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán: Tại đây.
Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán mới nhất là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán gồm những tài liệu gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 152 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo Mẫu số 45 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty về việc thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán;
c) Báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán và báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét; báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính trong 12 tháng gần nhất (đối với công ty chứng khoán) hoặc văn bản cam kết về việc đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng trong 12 tháng gần nhất (đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài);
d) Văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đáp ứng quy định về cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy theo quy định trên hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán gồm có:
- Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo Mẫu số 45 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty về việc thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán.
- Báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán và báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét; báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính trong 12 tháng gần nhất (đối với công ty chứng khoán) hoặc văn bản cam kết về việc đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng trong 12 tháng gần nhất (đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).
- Văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đáp ứng quy định về cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng.
Chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 153 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Đình chỉ, chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định đình chỉ tối đa 12 tháng đối với hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán trong các trường hợp sau:
a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán có tài liệu giả mạo hoặc có thông tin sai sự thật;
b) Hoạt động kinh doanh sai mục đích, không đúng với hoạt động kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán;
c) Không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 151 Nghị định này; không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 151 Nghị định này trong 06 tháng liên tiếp;
d) Các trường hợp bị đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán khác cần thiết để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
2. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán trong các trường hợp sau:
a) Bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản về việc ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đáp ứng quy định về cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng;
b) Không thực hiện đăng ký thành viên bù trừ trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán;
c) Kết thúc thời hạn Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán mà vẫn không khắc phục được các vi phạm dẫn tới bị đình chỉ;
d) Tự nguyện chấm dứt hoạt động.
Như vậy theo quy định trên chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán trong trường hợp sau đây:
- Thứ nhất, bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản về việc ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đáp ứng quy định về cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng.
- Thứ hai, không thực hiện đăng ký thành viên bù trừ trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán.
- Thứ ba, kết thúc thời hạn Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán mà vẫn không khắc phục được các vi phạm dẫn tới bị đình chỉ.
- Cuối cùng, tự nguyện chấm dứt hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?