Giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là mẫu nào?
- Giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là mẫu nào?
- Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động gồm những gì?
- Chi phí đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng công trình gồm những khoản nào?
- Điểm sát hạch huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao nhiêu thì đạt yêu cầu?
Giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là mẫu nào?
Giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định tạo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BXD. Dưới đây là hình ảnh Giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động:
Tải Giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động: Tại đây.
Giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 10/2021/TT-BXD quy định như sau:
Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Nội dung huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động gồm phần lý thuyết và phần thực hành, được quy định trong chương trình khung huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động do Bộ Xây dựng ban hành.
2. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động gồm: cập nhật văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, các thông tin quản lý nhà nước về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong lĩnh vực xây dựng; trao đổi các kỹ năng, kinh nghiệm về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và các nội dung cần thiết khác có liên quan.
Như vậy theo quy định trên nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động gồm:
- Cập nhật văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, các thông tin quản lý nhà nước về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong lĩnh vực xây dựng.
- Trao đổi các kỹ năng, kinh nghiệm về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và các nội dung cần thiết khác có liên quan.
Chi phí đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng công trình gồm những khoản nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 10/2021/TT-BXD quy định như sau:
Chi phí đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động
1. Chi phí đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng công trình bao gồm:
a) Chi phí lập và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn;
b) Chi phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; chi phí thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị; chi phí thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động;
c) Chi phí trang cấp dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;
d) Chi phí cho công tác phòng, chống cháy, nổ;
đ) Chi phí phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động; chi phí tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn lao động.
2. Chi phí đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng công trình quy định tại khoản 1 Điều này là một nội dung của chi phí gián tiếp trong chi phí xây dựng của dự toán xây dựng công trình, được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Như vậy theo quy định trên chi phí đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng công trình gồm những khoản sau đây:
- Thứ nhất, chi phí lập và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn.
- Thứ hai, chi phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; chi phí thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị; chi phí thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động.
- Thứ ba, chi phí trang cấp dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.
- Thứ tư, Chi phí cho công tác phòng, chống cháy, nổ.
- Cuối cùng, chi phí phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động; chi phí tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn lao động.
Điểm sát hạch huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao nhiêu thì đạt yêu cầu?
Căn cứ tại điểm c khoản 3 Điều 14 Thông tư 10/2021/TT-BXD quy định như sau:
Trách nhiệm của tổ chức thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng và sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Xây dựng tài liệu, giáo trình huấn luyện, bồi dưỡng phù hợp với chương trình khung huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, phù hợp với đặc điểm, đối tượng kiểm định và yêu cầu thực tế.
2. Xây dựng kế hoạch huấn luyện, bồi dưỡng và sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, bao gồm các nội dung chính sau:
a) Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; số lượng học viên dự kiến;
b) Danh sách giảng viên tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
c) Kế hoạch tổ chức sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động sau khi kết thúc khóa huấn luyện, bồi dưỡng.
3. Sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động:
a) Học viên đủ điều kiện được sát hạch nếu đảm bảo tham gia tối thiểu 80% thời lượng quy định của khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
b) Nội dung sát hạch đối với việc huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm phần lý thuyết và phần thực hành. Nội dung sát hạch đối với việc bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định an toàn lao động bao gồm phần lý thuyết liên quan đến nội dung bồi dưỡng quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này và phần thực hành (nếu có);
c) Kết quả sát hạch đối với việc huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được đánh giá theo thang điểm 100, trong đó phần lý thuyết là 50 điểm, phần thực hành là 50 điểm. Kết quả sát hạch của học viên đạt yêu cầu khi điểm sát hạch của từng phần lý thuyết và phần thực hành đạt từ 40 điểm trở lên;
d) Kết quả sát hạch đối với việc bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được đánh giá theo thang điểm 100. Kết quả sát hạch của học viên đạt yêu cầu khi điểm sát hạch đạt từ 80 điểm trở lên. Kết quả sát hạch khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động là một trong các căn cứ để cấp lại chứng chỉ kiểm định viên khi hết hạn.
4. Đảm bảo đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất và con người để phục vụ công tác huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ.
5. Thu và sử dụng kinh phí huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định.
6. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến khóa huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định của pháp luật.
7. Cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục II Thông tư này.
Như vậy theo quy định trên kết quả sát hạch huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đạt yêu cầu khi điểm sát hạch của từng phần lý thuyết và phần thực hành đạt từ 40 điểm trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?