Xe nâng người là gì? Việc chuẩn bị kiểm định xe nâng người được quy định như thế nào theo quy định?
Xe nâng người là gì?
Căn cứ tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn toàn xe nâng người QTKĐ: 18 - 2016/BLĐTBXH thuộc Phụ lục được ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH thì:
Xe nâng người là phương tiện, thiết bị chuyên dùng để nâng, hạ, di chuyển người và dụng cụ làm việc ở trên cao.
Ngoài ra, kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của xe nâng người theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của xe nâng người theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn xe nâng người theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của xe nâng người;
- Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Sàn công tác: sàn cho công nhân đứng và xếp dụng cụ, vật liệu làm việc.
Lan can: hệ thanh chắn được lắp dọc theo các mặt hở và phần cuối của sàn công tác, gồm có thanh trên (tay vịn), thanh giữa và các trụ đỡ.
Tải trọng làm việc an toàn (SWL): tổng khối lượng người và dụng cụ, vật liệu lớn nhất được phép nâng hạ.
Xe nâng người là gì? (Hình từ Internet)
Việc chuẩn bị kiểm định xe nâng người được quy định như thế nào theo quy định?
Việc chuẩn bị kiểm định xe nâng người được quy định tại Mục 7 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn toàn xe nâng người QTKĐ: 18 - 2016/BLĐTBXH thuộc Phụ lục được ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH; cụ thể như sau:
Trước khi tiến hành kiểm định thiết bị, tổ chức kiểm định và cơ sở phải phối hợp, thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định và cử người tham gia, chứng kiến kiểm định.
Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị.
Căn cứ vào các hình thức kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ sau:
(i) Khi kiểm định lần đầu:
- Lý lịch, hồ sơ của thiết bị: phải thể hiện được loại, mã hiệu; số chế tạo; năm chế tạo; nhà chế tạo; tải trong nâng và số người được phép nâng; loại dẫn động; loại điều khiển; vận tốc nâng hạ; vận tốc di chuyển và đặc trưng kỹ thuật chính các hệ thống của thiết bị;
- Các bản vẽ có ghi các kích thước chính;
- Bản vẽ nguyên lý điện điều khiển;
- Hướng dẫn vận hành, xử lý sự cố;
- Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.
(ii) Khi kiểm định định kỳ:
- Lý lịch, kết quả kiểm định lần trước;
- Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
(iii) Khi kiểm định bất thường:
- Trường hợp cải tạo, sửa chữa: hồ sơ thiết kế cải tạo, sửa chữa, biên bản nghiệm thu sau cải tạo, sửa chữa;
- Biên bản kiểm tra của cơ quan chức năng.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi đầy đủ và đáp ứng các quy định tại mục kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị (mục 2). Nếu không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục bổ sung.
Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.
Xây dựng và thống nhất biện pháp an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Chuẩn bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.
Có những bước kiểm định xe nâng người nào theo quy định của pháp luật?
Các bước kiểm định xe nâng người được quy định tại Mục 4 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn toàn xe nâng người QTKĐ: 18 - 2016/BLĐTBXH thuộc Phụ lục được ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH; cụ thể như sau:
Khi kiểm định xe nâng người phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
- Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;
- Kiểm tra kỹ thuật - thử không tải;
- Các chế độ thử tải- phương pháp thử;
- Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu.
Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trườn và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.
Ngoài ra, các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định. Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định gồm:
- Máy kinh vĩ (nếu cần);
- Tốc độ kế (máy đo tốc độ);
- Thiết bị đo khoảng cách;
- Dụng cụ phương tiện kiểm tra kích thước hình học;
- Thiết bị đo điện trở cách điện;
- Thiết bị đo điện trở tiếp địa;
- Thiết bị đo điện vạn năng;
- Ampe kìm.
Lưu ý: Một số quy trình kiểm định tại Phụ lục này hết hiệu lực bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH và quy trình kiểm định QTKĐ: 06-2016/BLĐTBXH tại Phụ lục này hết hiệu lực bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 17/2021/TT-BLĐTBXH.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?