Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ không được thế nào đối với sự lãnh đạo của Đảng trong bài viết “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới”?

Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ không được thế nào đối với sự lãnh đạo của Đảng trong bài viết “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới”?

Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ không được thế nào đối với sự lãnh đạo của Đảng trong bài viết “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới”?

Dưới đây là thông tin về "Trong bài viết “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới”, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ: Thống nhất nhận thức và thực hiện cho nghiêm phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, tuyệt đối không để xảy ra bao biện, làm thay hoặc ... sự lãnh đạo của Đảng"

...
2. Để tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, bảo đảm Đảng là người cầm lái vĩ đại, đưa dân tộc ta tiến lên mạnh mẽ; một số công tác trọng tâm, đó là:
Thứ nhất, thống nhất nhận thức và thực hiện cho nghiêm phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, tuyệt đối không để xảy ra bao biện, làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng. Đảng lãnh đạo thông qua hệ thống chính trị mà Đảng là hạt nhân; lãnh đạo bằng tư tưởng, đường lối, chính sách và sự tiên phong gương mẫu, thường xuyên tự phê bình và phê bình của cán bộ, đảng viên; bằng thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật của Nhà nước; sự vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, giới thiệu đại biểu ưu tú vào bộ máy nhà nước và thông qua công tác kiểm tra - giám sát. Đảng cầm quyền bằng pháp luật, lãnh đạo định ra Hiến pháp và pháp luật, đồng thời hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Cán bộ, đảng viên của Đảng chấp hành, “thượng tôn” pháp luật. Đảng cầm quyền lãnh đạo nhà nước; quyền lực của đảng cầm quyền là quyền lực về chính trị, đề ra chủ trương, đường lối, còn quyền lực nhà nước là quyền lực quản lý xã hội trên cơ sở pháp luật. Sự lãnh đạo của Đảng để bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân. Đảng lãnh đạo toàn diện đất nước và chịu trách nhiệm về mọi thành công, thiếu sót trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
...

Theo đó, Trong bài viết “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới”, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ: Thống nhất nhận thức và thực hiện cho nghiêm phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, tuyệt đối không để xảy ra bao biện, làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng.

*Trên đây là thông tin về "Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ điều gì trong bài viết “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới”?"

Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ điều gì trong bài viết “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới”?

Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ điều gì trong bài viết “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới”? (Hình từ Internet)

Chủ đề tuyên truyền và nội dung tuyên truyền kỷ niệm 50 này Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025)?

Chủ đề tuyên truyền và nội dung tuyên truyền kỷ niệm 50 này Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước được quy định tại Mục II Hướng dẫn 01-HD/BTGDVTW, cụ thể như sau:

(1) Chủ đề tuyên truyền

Chủ đề “Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc và ý chí thống nhất đất nước”,

(2) Nội dung tuyên truyền

Bối cảnh trong nước và quốc tế thời điểm diễn ra cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam; giá trị, ý nghĩa lịch sử, tầm vóc thời đại và sự ảnh hưởng tích cực của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đối với phong trào cách mạng trong khu vực và thế giới; nguyên nhân, bài học và những nhân tố làm nên thắng lợi của Đại thắng mùa Xuân 1975.

- Tiến trình phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - những mốc son của hành trình lịch sử đấu tranh vì độc lập dân tộc và khát vọng hòa bình, thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam trong 21 năm kháng chiến; khẳng định nét độc đáo, đặc sắc nhất của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

- Khẳng định con đường phát triển của đất nước là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tuyên truyền, phát huy nội lực, tinh thần và bài học của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thắng lợi của Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhất là những đột phá về tư duy, thể chế để tạo nên thế và lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

- Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần anh dũng, mưu trí, sáng tạo, quả cảm, vượt mọi gian khổ, hy sinh của quân và dân ta; vai trò của hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam; sự giúp đỡ to lớn của bạn bè quốc tế, của Nhân dân lao động và lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Nhân dân ta.

- Tôn vinh và tri ân các anh hùng liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh, đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh tính mạng, cống hiến sức lực, trí tuệ và của cải làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975; kết quả thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với công tác thương binh, liệt sĩ, chăm lo cho các gia đình chính sách, người có công với nước.

- Những thành tựu phát triển toàn diện trên các lĩnh vực của đất nước, các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và Thành phố Hồ Chí Minh sau 50 năm Giải phóng miền Nam; kết quả triển khai thực hiện các nghị quyết về phát triển vùng trọng điểm của Bộ Chính trị như: Nghị quyết 24-NQ/TW năm 2022 ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết 13-NQ/TW năm 2022 ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết 23-NQ/TW năm 2022 ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết 31-NQ/TW năm 2022 ngày 30/12/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về Quy hoạch tổng thể quốc gia và Quy hoạch, chiến lược phát triển lĩnh vực mũi nhọn đối với từng địa phương…

- Đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử, chống phá Đảng, Nhà nước và chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Phản ánh các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm diễn ra ở các cấp, các ngành, đoàn thể từ Trung ương tới cơ sở; các phong trào “đền ơn, đáp nghĩa”, hoạt động về nguồn; biểu dương, khích lệ các hoạt động chăm lo gia đình chính sách, người có công với cách mạng, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo của Tổ quốc.

Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30 4 có phải là ngày lễ lớn trong năm?

Các ngày lễ lớn được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975) là ngày lễ lớn trong năm.

Tổng Bí Thư Tô Lâm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ, cơ sở định vị mục tiêu đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới là gì?
Pháp luật
Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ không được thế nào đối với sự lãnh đạo của Đảng trong bài viết “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới”?
Pháp luật
Phương châm trong bài viết 'Tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030' của Tổng Bí thư Tô Lâm là gì?
Pháp luật
Trong bài viết 'Tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030', đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phương châm gì?
Pháp luật
Trong bài viết “Chống lãng phí”, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ việc xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí ra sao?
Pháp luật
Trong bài viết “Tinh gọn mạnh hiệu năng hiệu lực hiệu quả” Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền theo phương châm gì?
Pháp luật
Trong bài viết “Rạng rỡ Việt Nam”, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá Việt Nam hiện phát triển ra sao?
Pháp luật
Trong bài viết “Tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030” mục tiêu chuẩn bị nhân sự của Tổng Bí thư Tô Lâm là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổng Bí Thư Tô Lâm
125 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổng Bí Thư Tô Lâm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổng Bí Thư Tô Lâm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào