DIFF Đà Nẵng là gì? Bắn pháo hoa Đà Nẵng DIFF 2025 tổ chức ở đâu? Ý nghĩa của lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng?
DIFF Đà Nẵng là gì? Bắn pháo hoa Đà Nẵng DIFF 2025 tổ chức ở đâu?
DIFF Đà Nẵng hay còn được gọi là lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF.
DIFF 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 31/05 – 12/07/2025 vào thứ 7 hàng tuần với chủ đề “Đà Nẵng – Kỷ nguyên mới” (Danang – The New Rising Era).
Với tổng cộng 6 đêm thi đấu, đây sẽ là mùa lễ hội pháo hoa dài nhất trong lịch sử tổ chức. Ngoài 2 đội Việt Nam tham dự, thì năm nay, góp mặt trong mùa DIFF 2025 là các “anh tài” từ những cường quốc pháo hoa như Phần Lan, Vương quốc Anh, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Hàn Quốc, Ý, Canada, và Trung Quốc.
Bởi vậy, DIFF 2025 hứa hẹn sẽ là mùa pháo hoa kịch tính nhất với sự góp mặt của những tên tuổi hàng đầu, đến từ những “cái nôi” pháo hoa của thế giới.
Địa điểm tổ chức bắn pháo hoa Đà Nẵng DIFF 2025 bao gồm khu vực Cảng sông Hàn (bãi bắn) và khu vực vỉa hè đường Trần Hưng Đạo (tổ chức biểu diễn nghệ thuật). Theo đó mỗi đêm, các đội sẽ có 20 phút trình diễn các màn pháo hoa theo chủ đề đã thống nhất.
Lịch bắn pháo hoa Đà Nẵng DIFF 2025
NGÀY | ĐỘI THAM GIA | CHỦ ĐỀ |
31/5 | Việt Nam vs Phần Lan | “Tinh hoa văn hóa” |
7/6 | Canada vs Trung Quốc | “Nghệ thuật sáng tạo” |
14/6 | Bồ Đào Nha vs Anh | “Hành trình kết nối” |
21/6 | Hàn Quốc vs Ý | “Khát vọng vươn xa” |
28/6 | Ba Lan vs Pháp | “Tình yêu không biên giới” |
12/7 | Chung kết | “Vinh quang ánh sáng” |
DIFF Đà Nẵng là gì? Bắn pháo hoa Đà Nẵng DIFF 2025 tổ chức ở đâu? Ý nghĩa của lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng? (Hình từ Internet)
Ý nghĩa của lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng?
Ý nghĩa của lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng như sau:
- Gắn kết văn hóa các nước thông qua nghệ thuật trình diễn ánh sáng.
- Tạo không gian giao lưu giữa các nghệ sĩ, nhà thiết kế pháo hoa trên thế giới.
- Truyền tải thông điệp hòa bình, đoàn kết thông qua những màn pháo hoa rực rỡ trên bầu trời Đà Nẵng.
- Tác động đến du lịch:
+ Thu hút hàng triệu du khách đến Đà Nẵng mỗi năm.
+ Tạo cơ hội phát triển dịch vụ lưu trú, ẩm thực, vui chơi giải trí.
+ Thúc đẩy thương mại địa phương khi du khách mua sắm đặc sản và quà lưu niệm.
- Tác động đến kinh tế:
+ Tăng doanh thu cho ngành khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vận tải.
+ Tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương.
+ Nâng cao vị thế Đà Nẵng trên bản đồ du lịch quốc tế.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Cá nhân đốt pháo hoa nổ trái phép bị xử phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ theo điểm i khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
b) Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam;
d) Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ;
đ) Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm;
e) Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị;
h) Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều này;
…
Như vậy theo quy định trên, người đốt pháo hoa nổ trái phép có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng bên cạnh đó tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động và cách tính điểm theo Thông tư 03? Quy trình thực hiện phương pháp đánh giá tính điểm?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi của các ngân hàng chính sách có nội dung như thế nào?
- Quy chế chứng thực mẫu gồm có những nội dung nào? Công bố trên trang thông tin điện tử quy chế chứng thực là trách nhiệm của ai?
- Hội đồng Y khoa Quốc gia là gì? Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Y khoa Quốc gia? Mối quan hệ công tác của hội đồng?
- Cơ sở sản xuất bia và đồ uống không cồn: Mẫu báo cáo tình hình thực hiện định mức sử dụng năng lượng hằng năm?