Điều kiện công nhận đạt yêu cầu sát hạch thực hành lái tàu để cấp giấy phép lái tàu đường sắt đô thị là gì?

Xin hỏi, điều kiện công nhận đạt yêu cầu sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu đường sắt đô thị là gì? anh Minh Dương - Thủ Đức.

Phương tiện và quãng đường sát hạch thực hành lái tàu được quy định ra sao?

Tại Điều 60 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT quy định:

Phương tiện và quãng đường sát hạch
1. Phương tiện sát hạch phải đáp ứng các yêu cầu tại khoản 2 Điều 39 Thông tư này và các yêu cầu sau:
a) Đối với các loại tàu điện, đầu máy diesel: Phải kéo đoàn xe khách đường sắt đô thị;
b) Đối với phương tiện chuyên dùng: Nếu có toa xe hoặc xe rơ moóc thì phải kéo theo cả toa xe hoặc xe rơ moóc đó.
2. Quãng đường sát hạch
a) Thí sinh lái tàu chạy ít nhất 11 khu gian liên tiếp, theo đúng quy định của biểu đồ chạy tàu, công lệnh tốc độ và cảnh báo hiện hành; trong đó khu gian đầu là khu gian chạy thử, các khu gian sau dùng để đánh giá kết quả thực hành lái tàu;
b) Đối với tuyến đường và tàu được trang bị thiết bị điều khiển chạy tàu tự động, tại khu gian đầu tiên, thiết bị điều khiển chạy tàu tự động để ở vị trí mở (ON); tại các khu gian còn lại, thiết bị điều khiển chạy tàu tự động để ở vị trí tắt (OFF).

Như vậy, phương tiện và quãng đường sát hạch thực hành lái tàu được quy định theo nội dung như trên.

sát hạch

Điều kiện công nhận đạt yêu cầu sát hạch thực hành lái tàu để cấp giấy phép lái tàu đường sắt đô thị là gì? (Hình internet)

Điều kiện công nhận đạt yêu cầu sát hạch thực hành lái tàu để cấp giấy phép lái tàu đường sắt đô thị là gì?

Căn cứ tại Điều 63 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT quy định điều kiện công nhận đạt yêu cầu:

- Thí sinh được công nhận đạt yêu cầu khi đạt tối thiểu 60 điểm cho mỗi nội dung quy định tại Điều 61 của Thông tư này sau khi trừ điểm vi phạm (nếu có).

Dẫn chiếu Điều 61 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT quy định:

Nội dung sát hạch
1. Công tác chuẩn bị, báo cáo, hô đáp và xác nhận tín hiệu: Thí sinh phải kiểm tra sự đầy đủ của các dụng cụ, giấy tờ cần thiết và báo cáo, hô đáp xác nhận tín hiệu theo quy định.
2. Kỹ năng đo khoảng cách bằng mắt: Tiến hành đo cự ly bằng mắt ở cự ly trung bình (từ 100 ÷ 300 mét) và cự ly dài (từ 301 ÷ 600 mét), mỗi cự ly 01 lần.
3. Kỹ năng dừng tàu: Thí sinh phải dừng tàu ít nhất 10 lần. Vị trí dừng tàu được xác định bằng mốc dừng tàu chuẩn đã được quy định trong đề sát hạch. Vị trí dừng tàu được xê dịch trong khoảng cho phép như sau:
a) Đối với ga không có cửa chắn ke ga là ± 1,0 mét;
b) Đối với ga có cửa chắn ke ga là: ± 0,5 mét.
4. Kỹ năng lái tàu: Thí sinh phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định, lái tàu chạy đúng thời gian quy định trong biểu đồ chạy tàu, đúng tốc độ quy định và cảnh báo hiện hành.
5. Kỹ năng điều khiển thiết bị phanh hãm tự động: Thí sinh phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định, dừng tàu êm dịu.
6. Xử lý tình huống khẩn cấp: Thí sinh phải thực hiện các biện pháp xử lý 01 tình huống khẩn cấp giả định trong quá trình thực hành theo quy định của đề thi.
Điều 62. Điểm sát hạch

Như vậy,thí sinh được công nhận đạt yêu cầu sát hạch thực hành lái tàu để cấp giấy phép lái tàu đường sắt đô thị khi đạt tối thiểu 60 điểm cho mỗi nội dung nêu trên sau khi trừ điểm vi phạm (nếu có).

Ngoài ra, điểm sát hạch thực hành lái tàu được quy định tối đa là 100 điểm cho mỗi nội dung quy định tại Điều 61 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT. (theo Điều 62 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT)

Sử dụng giấy phép lái tàu đường sắt cần tuân thủ điều gì?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 27 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT quy định

Điều 27. Giấy phép lái tàu
...
4. Sử dụng giấy phép lái tàu
a) Nhân viên lái tàu chỉ được lái loại phương tiện giao thông đường sắt đã quy định trong giấy phép lái tàu và phải mang theo giấy phép khi lái tàu;
b) Nhân viên lái tàu trên đường sắt quốc gia được phép lái phương tiện tương ứng trên đường sắt chuyên dùng. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng có trách nhiệm thực hiện việc đào tạo, kiểm tra nghiệp vụ đối với những lái tàu này
c) Nhân viên lái tàu không lái tàu theo giấy phép từ 12 tháng trở lên thì giấy phép đó không còn giá trị, nếu muốn đảm nhiệm lại chức danh này thì phải thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 30, Điều 32 Thông tư này

Như vậy, Việc sử dụng giấy phép lái tàu thì cần tuân thủ các nội dung sau:

- Nhân viên lái tàu chỉ được lái loại phương tiện giao thông đường sắt đã quy định trong giấy phép lái tàu và phải mang theo giấy phép khi lái tàu;

- Nhân viên lái tàu trên đường sắt quốc gia được phép lái phương tiện tương ứng trên đường sắt chuyên dùng. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng có trách nhiệm thực hiện việc đào tạo, kiểm tra nghiệp vụ đối với những lái tàu này

- Nhân viên lái tàu không lái tàu theo giấy phép từ 12 tháng trở lên thì giấy phép đó không còn giá trị, nếu muốn đảm nhiệm lại chức danh này thì phải thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 30, Điều 32 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT.

Thông tư 15/2023/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2023

Sát hạch cấp giấy phép lái tàu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kỹ năng dừng tàu của thí sinh sát hạch thực hành lái tàu trên đường sắt chuyên dùng có thể bị trừ điểm trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Phương tiện sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị cần đáp ứng những yêu cầu gì? Quãng đường sát hạch như thế nào?
Pháp luật
Khi sát hạch thực hành lái tàu trên đường sắt đô thị, thí sinh phải làm gì với nội dung công tác chuẩn bị, báo cáo? Điểm sát hạch nội dung này tối đa bao nhiêu?
Pháp luật
Với kỹ năng đo khoảng cách bằng mắt, thí sinh sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị có thể bị trừ điểm trong trường hợp nào?
Pháp luật
Trường hợp nào thí sinh sát hạch trên phương tiện đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị bị trừ điểm bài thi thực hành khám máy?
Pháp luật
Điều kiện công nhận đạt yêu cầu sát hạch thực hành lái tàu để cấp giấy phép lái tàu đường sắt đô thị là gì?
Pháp luật
Sát hạch thực hành kiểm tra kỹ thuật trước khi vận hành, xử lý sự cố và tình huống khẩn cấp đối với lái tàu trên đường sắt đô thị có những nội dung gì?
Pháp luật
Thí sinh sát hạch thực hành kiểm tra kỹ thuật trước khi vận hành, xử lý sự cố và tình huống khẩn cấp với lái tàu trên đường sắt đô thị được công nhận đạt yêu cầu khi nào?
Pháp luật
Thí sinh sát hạch thực hành lái tàu trên đường sắt dùng riêng của doanh nghiệp được công nhận đạt yêu cầu khi nào?
Pháp luật
Mẫu Phiếu đánh giá kết quả sát hạch thực hành lái tàu hiện nay? Thí sinh sát hạch thực hành lái tàu đạt 50 điểm có được công nhận đạt yêu cầu không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sát hạch cấp giấy phép lái tàu
752 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sát hạch cấp giấy phép lái tàu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sát hạch cấp giấy phép lái tàu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào