Đề xuất bỏ Hội đồng nhân dân cấp xã theo dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ra sao?
Đề xuất bỏ Hội đồng nhân dân cấp xã theo dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ra sao?
Bộ Nội vụ đang dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến. Trong đó, có nội dung đề xuất bỏ Hội đồng nhân dân cấp xã ở một số nơi, cụ thể:
Tại tiểu mục 3 Mục V Tờ trình 191/TTr-BNV đề xuất mô hình tổ chức chính quyền địa phương như sau:
3. Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương
Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW 2017 về việc tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, theo đó sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; kiên quyết xóa bỏ các tổ chức trung gian, đồng thời nhằm phát huy những kết quả tích cực đã đạt được của việc tổ chức chính quyền đô thị tại các thành phố trong thời gian qua, dự thảo Luật quy định mô hình tổ chức chính quyền địa phương theo hướng:
(1) Đối với chính quyền đô thị
- Tại thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, thị trấn tổ chức cấp chính quyền địa phương đầy đủ gồm có HĐND và UBND;
- Tại quận, thành phố thuộc tỉnh; phường thuộc quận; phường, xã thuộc thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không tổ chức HĐND mà chỉ tổ chức UBND (UBND tại nơi không tổ chức HĐND là cơ quan hành chính trực thuộc UBND cấp trên, hoạt động theo cơ chế thủ trưởng hành chính. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND do Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp bổ nhiệm.
(2) Đối với chính quyền nông thôn: Tại tỉnh, huyện, xã, thị trấn (trừ xã thuộc thành phố thuộc tỉnh và xã thuộc thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) tổ chức cấp chính quyền địa phương đầy đủ gồm có HĐND và UBND.
(3) Đối với ĐVHC ở hải đảo: các huyện đảo không tổ chức ĐVHC cấp xã trực thuộc trừ trường hợp đối với các huyện đảo có quy mô lớn, có yếu tố đặc thù về quốc phòng an ninh thì việc tổ chức ĐVHC cấp xã thuộc huyện đảo do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
(4) Đối với đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: tổ chức chính quyền địa phương do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.
Đồng thời, nội dung đề xuất bỏ Hội đồng nhân dân cấp xã này cũng được cụ thể hóa trong Điều 3 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) như sau:
Tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính
1. Tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, thị xã, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; xã, thị trấn thuộc huyện và phường, xã thuộc thị xã tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
2. Tại quận, thành phố thuộc tỉnh; phường, xã thuộc thành phố thuộc tỉnh và phường, xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương tổ chức chính quyền địa phương là Ủy ban nhân dân.
3. Quốc hội quy định tổ chức chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.
Theo đó, dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đề xuất bỏ Hội đồng nhân dân cấp xã thuộc thành phố thuộc tỉnh và xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
Đồng thời, đề xuất bỏ Hội đồng nhân dân tại quận, thành phố thuộc tỉnh; phường thuộc thành phố thuộc tỉnh và phường thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
>> Xem tờ trình 191/TTr-BNV tại đây: tải
>> Xem dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) tại đây: tải
Đề xuất bỏ Hội đồng nhân dân cấp xã theo dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ra sao? (Hình từ Internet)
Đề xuất quy định mới về Hội đồng nhân dân ra sao?
Tại Điều 5 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đề xuất quy định mới về Hội đồng nhân dân như sau:
- Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
- Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.
Đại biểu Hội đồng nhân dân bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.
- Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác của luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.
Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
- Ban của Hội đồng nhân dân là cơ quan của Hội đồng nhân dân, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình Hội đồng nhân dân, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.
- Nhiệm kỳ của mỗi khóa Hội đồng nhân dân là 05 năm, kể từ kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau. Chậm nhất là 45 ngày trước khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân khóa mới phải được bầu xong. Việc rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Nhiệm kỳ của đại biểu Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu bổ sung bắt đầu làm nhiệm vụ đại biểu từ ngày khai mạc kỳ họp tiếp sau cuộc bầu cử bổ sung đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau.
Nhiệm kỳ của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu ra Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân khóa mới.
Đồng thời, tại Điều 38 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đề xuất cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân như sau:
- Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, thị xã, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; xã, thị trấn thuộc huyện và phường, xã thuộc thị xã gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri trên địa bàn đơn vị hành chính bầu ra.
- Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân dựa trên cơ sở quy mô dân số, đặc điểm vùng miền và điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương.
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân, khung số lượng đại biểu chuyên trách của Hội đồng nhân dân, khung số lượng các Ban của Hội đồng nhân dân.
- Căn cứ quy định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về khung số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân, số lượng đại biểu chuyên trách của Hội đồng nhân dân, số lượng các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại khoản 3 Điều 38 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Hội đồng nhân dân quyết định thành lập các Ban và quyết định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của Hội đồng nhân dân bảo đảm phù hợp với thực tiễn của địa phương.
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Hội đồng nhân dân có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
Ban của Hội đồng nhân dân gồm có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và một số đại biểu Hội đồng nhân dân.
- Việc thành lập Tổ đại biểu, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân của mỗi Tổ đại biểu, phân công Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân quyết định.
Phân loại đơn vị hành chính theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới nhất?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);
- Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gọi chung là cấp huyện);
- Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã);
- Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Và theo Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 có quy định về việc phân loại đơn vị hành chính như sau:
(1) Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
(2) Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo.
(3) Đơn vị hành chính được phân loại như sau:
+ Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
+ Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
+ Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III.
(4) Căn cứ vào quy định tại mục (2) và mục (3), Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể tiêu chuẩn của từng tiêu chí, thẩm quyền, thủ tục phân loại đơn vị hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quỹ Hỗ trợ đầu tư do ai thành lập? Quỹ Hỗ trợ đầu tư có tư cách pháp nhân không theo Nghị định 182?
- Cách tra cứu tờ khai thuế môn bài đã nộp? Hướng dẫn tra cứu tờ khai thuế môn bài trên Thuế điện tử?
- Làn Sóng Xanh 2024 trực tiếp? Xem Làn Sóng Xanh 2024 FULL ở đâu? Quyền nhân thân của người biểu diễn thế nào?
- Mẫu Kịch bản đại hội chi bộ có trù bị mới nhất? Tải mẫu? Kết quả bầu cử tại đại hội chi bộ được tính thế nào?
- Nguyên tắc dạy thêm học thêm theo quy định tại Thông tư 29/2024? Cơ sở dạy thêm có trách nhiệm gì trong việc quản lý hoạt động dạy thêm học thêm?