Đề án sáp nhập tỉnh ở Việt Nam của Chính phủ phải được cơ quan nào thẩm tra báo cáo Quốc hội?
Đề án sáp nhập tỉnh ở Việt Nam của Chính phủ phải được cơ quan nào thẩm tra báo cáo Quốc hội?
>> Thông tin sáp nhập các tỉnh thành Việt Nam
Vừa qua, tại Kết luận 126-KL/TW năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nêu rõ sẽ nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh để tiếp tục thực hiện sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong năm 2025 và nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Vậy, đề án sáp nhập tỉnh ở Việt Nam phải được cơ quan nào thẩm tra?
Căn cứ tại Điều 133 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về thẩm tra đề án sáp nhập tỉnh ở Việt Nam của Chính phủ như sau:
Thẩm tra đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
1. Ủy ban pháp luật của Quốc hội thẩm tra đề án của Chính phủ về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh để báo cáo Quốc hội; thẩm tra đề án của Chính phủ về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã để báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Hồ sơ thẩm tra gồm có:
a) Tờ trình về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
b) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
c) Báo cáo đánh giá tác động của việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
d) Báo cáo tổng hợp ý kiến của cử tri, của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
đ) Dự thảo nghị quyết thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
Như vậy, Đề án sáp nhập tỉnh ở Việt Nam của Chính phủ phải được Ủy ban pháp luật của Quốc hội thẩm tra để báo cáo Quốc hội.
Đề án sáp nhập tỉnh ở Việt Nam của Chính phủ phải được cơ quan nào thẩm tra báo cáo Quốc hội? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền xây dựng đề án sáp nhập tỉnh?
Cơ quan nào có thẩm quyền xây dựng đề án sáp nhập tỉnh quy định tại Điều 130 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:
Xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
1. Bộ Nội vụ tham mưu, giúp Chính phủ xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trực thuộc báo cáo Chính phủ.
3. Kinh phí xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, Bộ Nội vụ tham mưu, giúp Chính phủ xây dựng đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội.
Đề án sáp nhập tỉnh ở Việt Nam có nội dung gì theo Nghị quyết 1211?
Nội dung đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được quy định tại Điều 26 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 16 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15.
Theo đó, Đề án sáp nhập tỉnh ở Việt Nam gồm có năm phần và phụ lục như sau:
- Phần thứ nhất: căn cứ pháp lý và sự cần thiết;
- Phần thứ hai: lịch sử hình thành và hiện trạng của các đơn vị hành chính liên quan trực tiếp đến việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
+ Phần này gồm lịch sử hình thành; vị trí địa lý; chức năng, vai trò đối với thành lập thành phố, thị xã, thị trấn; diện tích tự nhiên và cơ cấu các loại đất; dân số và cơ cấu, thành phần dân cư (độ tuổi; dân số nội thành, nội thị; thành phần dân tộc; lao động nông nghiệp, phi nông nghiệp); tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cơ sở hạ tầng, quốc phòng, an ninh và tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị tại địa bàn; đánh giá chi tiết mức độ đạt được các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính quy định tại Nghị quyết này (nếu có);
- Phần thứ ba: phương án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
+ Phần này gồm hiện trạng diện tích tự nhiên, dân số (tính đến ngày 31 tháng 12 của năm trước liền kề với năm trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định đề án) của đơn vị hành chính cấp tỉnh, và của các đơn vị hành chính có liên quan đến việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; phương án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính về diện tích tự nhiên, dân số và địa giới hành chính; kết quả sau khi thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính về diện tích tự nhiên, dân số và số đơn vị hành chính các cấp;
- Phần thứ tư: đánh giá tác động và định hướng phát triển của đơn vị hành chính, sau khi thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới, đơn vị hành chính.
+ Phần này gồm đánh giá tác động về kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; định hướng phát triển; giải pháp về ngân sách, vốn đầu tư; phương án bố trí cán bộ, công chức và các giải pháp khác để tổ chức thực hiện định hướng phát triển của đơn vị hành chính;
- Phần thứ năm: kết luận và kiến nghị;
- Phụ lục kèm theo đề án gồm biểu thống kê diện tích tự nhiên và quy mô dân số của đơn vị hành chính liên quan trực tiếp đến việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; biểu thống kê các chỉ tiêu về trình độ phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu; bản đồ hiện trạng địa giới của đơn vị hành chính liên quan trực tiếp đến việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và bản đồ phương án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; 01 phim tài liệu (từ 15 đến 20 phút) về vị trí, hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội và hạ tầng của khu vực đề nghị thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; biểu tổng hợp các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính; các biểu, bảng số liệu được cấp có thẩm quyền xác nhận làm cơ sở xác định các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính; hồ sơ đề án phân loại đô thị; hồ sơ công nhận đạt tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đối với khu vực dự kiến thành lập quận, phường; các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xác nhận về yếu tố đặc thù của đơn vị hành chính (nếu có)
Lưu ý: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề án, Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hội đồng thẩm định đề án sáp nhập địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh; quyết định thành lập hội đồng thẩm định và chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương có liên quan tổ chức thẩm định đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; chủ trì tổ chức khảo sát để phục vụ việc thẩm định đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
- Các chỉ tiêu về tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người trên tháng so với trung bình cả nước, mức tăng trưởng kinh tế trung bình 03 năm gần nhất của đơn vị hành chính đô thị trong đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được xác định theo phương pháp quy định tại Phụ lục 3 của Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị.
+ Số liệu về quy mô dân số của đơn vị hành chính trong đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính gồm dân số thường trú và dân số tạm trú quy đổi. Số liệu dân số tạm trú quy đổi được xác định theo phương pháp quy định tại Phụ lục 3 của Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị. Số liệu để xác định tiêu chuẩn quy mô dân số do cơ quan Công an có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
+ Số liệu đánh giá các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính trong đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính là số liệu tính đến ngày 31 tháng 12 của năm trước liền kề với năm gửi hồ sơ đề án đến cơ quan thẩm định và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp, xác nhận hoặc công bố.
- Đối với đơn vị hành chính cấp xã không tổ chức Hội đồng nhân dân thì đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được gửi lấy ý kiến của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Trường hợp đơn vị hành chính cấp huyện không tổ chức Hội đồng nhân dân thì đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được gửi lấy ý kiến của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh









Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Các huyện, xã thuộc diện sáp nhập trong giai đoạn 2026 - 2030 theo Nghị quyết 35 về sắp xếp đơn vị hành chính?
- Tóm tắt truyện Cóc kiện Trời ngắn gọn? Viết đoạn văn ngắn kể lại câu chuyện Cóc kiện Trời lớp 3? Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân?
- Nghị quyết 18 về tinh giản biên chế: Có cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ CBCCVC hay không?
- Tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18: Nhiệm vụ và giải pháp cụ thể đối với chính quyền địa phương?
- Tóm tắt truyện Vợ nhặt hay, ngắn gọn? Truyện Vợ nhặt của tác giả nào? Các nhân vật trong truyện Vợ nhặt?