Đáp án tuần 24 Cuộc thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến năm 2025? Link vào thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến ở đâu?
Đáp án tuần 24 Cuộc thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến năm 2025? Link vào thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến ở đâu?
Cuộc thi "Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến" năm 2025 được tổ chức bằng hình thức trắc nghiệm trực tuyến tại địa chỉ: chonghanggia.thuonghieucongluan.com.vn.
Dưới đây là gợi ý đáp án tuần 24 Cuộc thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến năm 2025:
Câu 1: Nghị định số 24/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định tăng hay giảm mức phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng? Tăng mức phạt Giảm mức phạt Giữ nguyên mức phạt |
Câu 2: Những kẻ lừa đảo để bán hàng giả trên các sàn thương mại điện tử thường sử dụng chiêu trò nào? Tạo trang web hoặc cửa hàng trực tuyến giả mạo, mô tả sản phẩm hấp dẫn, thông báo giảm giá hoặc chương trình khuyến mãi để kích thích người mua hàng quan tâm và thực hiện giao dịch. Yêu cầu thanh toán trước hoặc cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng để thanh toán. Sau khi khách hàng chuyển tiền, kẻ lừa đảo không gửi hàng hoặc gửi hàng giả, hàng kém chất lượng. Yêu cầu thanh toán qua các phương thức không an toàn hoặc yêu cầu thông tin cá nhân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các phương án trả lời trên đều đúng. |
Câu 3: Người tiêu dùng cần lưu ý điều gì để tránh mua phải hàng giả và góp phần chống hàng giả? Lựa chọn những nhãn hàng uy tín được nhiều người tin dùng, bình chọn, nhất là khi mua hàng online; không mua những sản phẩm có giá rẻ bất thường. Lựa chọn sản phẩm có nhãn mác sắc nét, rõ ràng, đầy đủ thông tin về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ; kiểm tra nhanh sản phẩm qua thông tin trên bao bì, thông tin trên website của doanh nghiệp, áp dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Trong trường hợp nghi ngờ mua phải hàng giả cần kịp thời phản ánh đến các cơ quan chức năng để xác minh, xử lý. Các phương án trả lời trên đều đúng. |
Câu 4: Sản phẩm được dán tem chống hàng giả nhằm mục đích gì? Giúp người tiêu dùng xác minh sản phẩm chính hãng, hạn chế nguy cơ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Góp phần chống sản xuất, buôn bán hàng giả. Thể hiện uy tín thương hiệu của doanh nghiệp. Các phương án trả lời trên đều đúng. |
Câu 5: Đâu là hình thức lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong thời gian gần đây? Mạo danh nhân viên công ty bảo hiểm gửi tin nhắn hoặc gọi điện với nội dung “được nhận tiền bảo hiểm” hoặc “đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm” nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền của khách hàng. Mạo danh nhân viên của các ví điện tử gửi tin nhắn hoặc gọi điện để hỏi về những vướng mắc khi sử dụng dịch vụ, yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân hoặc truy cập đường link để chiếm đoạt tiền trong ví điện tử của người dùng. Giả danh nhân viên Tiktok gọi điện thông báo về phần quà miễn phí, còn gọi là “quà tặng 0 đồng”, yêu cầu người nhận chuyển trước một khoản tiền gọi là “phí vận chuyển” hoặc “phí xử lý đơn hàng” để chiếm đoạt số tiền này. Các phương án trả lời trên đều đúng. |
Thông tin về "Đáp án tuần 24 Cuộc thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến năm 2025? Link vào thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến ở đâu?" mang tính chất tham khảo.
Đáp án tuần 24 Cuộc thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến năm 2025? Link vào thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến ở đâu? (Hình từ Internet)
Thế nào là hàng giả?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy đình về hàng giả bao gồm:
- Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
- Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
- Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 Luật Dược 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 Luật Dược 2016;
- Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;
- Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
- Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.
Nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa?
Nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quy định tại Điều 5 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 như sau:
(1) Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý trên cơ sở tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Căn cứ vào khả năng gây mất an toàn, sản phẩm, hàng hóa được quản lý như sau:
(i) Sản phẩm, hàng hóa nhóm 1 được quản lý chất lượng trên cơ sở tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng;
(ii) Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được quản lý chất lượng trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng.
Chính phủ quy định cụ thể việc ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2.
(2) Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa là trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh nhằm bảo đảm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường; nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam.
(3) Quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhằm thực thi các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải bảo đảm minh bạch, khách quan, không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa, phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sinh viên sư phạm phải làm việc mấy năm trong ngành để không phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ? Hiện nay, sinh viên sư phạm được hỗ trợ bao nhiêu tiền?
- Áp dụng phi hồi tố trong sổ kế toán là gì? Đơn vị kế toán được lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên không?
- Danh sách chức danh lãnh đạo 34 tỉnh thành mới sau sáp nhập tỉnh thành 2025 được chỉ định là chức danh nào?
- Quỹ đầu tư phát triển địa phương cơ cấu lại thời hạn trả nợ như thế nào? Nguyên tắc xác định lãi suất cho vay tối thiểu của Quỹ?
- Trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán cơ quan nào có quyền đối chiếu mẫu chữ ký của tổ chức mở tài khoản?