Đáp án đề thi môn Toán vào lớp 10 Nam Định năm học 2024-2025? Khi nào Nam Định công bố điểm thi vào lớp 10 năm học 2024 - 2025?
Đáp án đề thi môn Toán vào lớp 10 Nam Định năm học 2024 - 2025?
>> Xem thêm: Khi nào công bố điểm thi lớp 10 tỉnh Nam Định năm học 2024-2025? Khi nào được nộp đơn phúc khảo điểm?
>> Xem thêm: Một số lưu ý khi nộp hồ sơ xét trúng tuyển lớp 10 đối với thí sinh tại Nam Định như thế nào?
Nóng: Đã có điểm chuẩn vào lớp 10 Nam Định 2024 - 2025
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025 trên địa bàn tỉnh Nam Định được tổ chức trong 2 ngày (07 và 08/6/2024). Bài thi vào lớp 10 môn Toán Nam Định thi theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận, với thời gian làm bài 120 phút, tổ chức thi sáng ngày 8/6.
Đề thi vào lớp 10 THPT môn Toán năm học 2024-2025 Nam Định:
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn toán Nam Định năm 2024-2025 như sau:
>> Chi tiết Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán Nam Định năm học 2024 - 2025: Tải về
Xem thêm: Tra cứu điểm thi vào lớp 10 Nam Định năm học 2024-2025
Lưu ý: Đáp án đề thi môn Toán vào lớp 10 Nam Định năm học 2024 - 2025 trên chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là đáp án chính thức của Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định.
Đáp án đề thi môn Toán vào lớp 10 Nam Định năm học 2024 - 2025? Khi nào Nam Định công bố điểm thi vào lớp 10 năm học 2024 - 2025? (Hình từ Internet)
Khi nào công bố điểm thi lớp 10 tỉnh Nam Định năm học 2024-2025? Thời gian phúc khảo như thế nào?
Ngày 10/05/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định ban hành Công văn 780/SGDĐT-QLCLGD năm 2024 Tải về hướng dẫn tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT không chuyên năm học 2024-2025.
Theo mục 15 phần XI Công văn 780/SGDĐT-QLCLGD năm 2024 thì dự kiến ngày 16/6/2024 Sở GDĐT tỉnh Nam Định sẽ công bố kết quả thi trên cổng TTĐT của Sở; các trường nhận kết quả thi tại Sở GDĐT và thực hiện công bố kết quả thi tại đơn vị.
Sau đó, từ 8 giờ 00 ngày 17/6/2024 đến 10 giờ 00 ngày 18/6/2024: Các trường nhận đơn phúc khảo của thí sinh.
Lịch xét trúng tuyển Đợt 1 và đăng ký, xét trúng tuyển Đợt 2 đối với các trường THPT công lập; đăng ký và xét trúng tuyển đối với các trường THPT ngoài công lập: Sở GDĐT có thông báo riêng sau khi công bố kết quả thi.
Năm 2024, yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 30 Luật Giáo dục 2019 quy định về yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông như sau:
Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông
1. Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.
2. Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật;
b) Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp;
c) Giáo dục trung học phổ thông củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
...
Như vậy, yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học được quy định như sau:
- Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật;
- Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp;
- Giáo dục trung học phổ thông củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?