Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm 2025 Hà Nội chính thức các trường THPT công lập, công lập tự chủ, trung tâm GDTX, GDNN?
Chính thức chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm 2025 Hà Nội trường THPT công lập, công lập tự chủ, trung tâm GDTX, GDNN?
(1) Các trường trung học phổ thông công lập và công lập tự chủ
Ngày 04/4/2025, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có Quyết định số 568/QĐ-SGDĐT Tải về việc giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 cho các trường trung học phổ thông công lập và công lập tự chủ năm học 2025-2026.
Giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh lớp 10 năm học 2025-2026 cho 122 trường THPT công lập và công lập tự chủ với tổng số 1.795 lớp và 79.740 học sinh, cụ thể như sau:
- Giao 119 trường THPT công lập với 1.763 lớp và 78.400 học sinh, chia ra:
+ Giao.04 trường THPT chuyên với 78 lớp và 2.730 học sinh.
+ Giao 115 trường THPT công lập với 1.685 lớp và 75.670 học sinh.
- Giao 03 trường THPT công lập tự chú với 32 lớp và 1.340 học sinh.
Cụ thể:
(2) Các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên năm học 2025-2026
Ngày 04/4/2025, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có Quyết định số 570/QĐ-SGDĐT Tải về việc giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 cho các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên năm học 2025-2026.
Giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh lớp 10 năm học 2025 - 2026 cho 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên với 270 lớp và 12.080 học viên, cụ thể như sau:
Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm 2025 Hà Nội chính thức các trường THPT công lập, công lập tự chủ, trung tâm GDTX, GDNN? (Hình từ Internet)
Thời gian nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2025-2026?
Theo Phụ lục I ban hành kèm theo Công văn 892/SGDĐT-QLT năm 2025 có nêu rõ thời gian nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2025-2026 là ngày 18/4/2025
Đồng thời tại Phụ lục II ban hành kèm theo Công văn 892/SGDĐT-QLT năm 2025 có nêu rõ hồ sơ dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2025-2026 bao gồm:
- Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2025-2026 (Phụ lục XI, Mẫu M01);
- Giấy khai sinh (Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
- Bằng tốt nghiệp THCS (bản chính hoặc bản sao có chứng thực) hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS tạm thời (đồi với học sinh tôt nghiệp THCS năm học 2024-2025) do trường THCS, trường phố thông có nhiêu câp học, trung tâm GDNN-GDTX cấp;
- Học bạ (Bản sao);
- Thẻ Căn cước/Căn cước công dân/Định danh cá nhân hoặc minh chứng hợp pháp khác về cư trú tại Hà Nội của học sinh hoặc cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của học sinh (Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
- Giấy xác nhận chế độ ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy cho phép được học vượt lớp, vào học sớm hoặc muộn so với quy định chung ở cấp học dưới (nếu có);
- Giấy xác nhận "không trong thời gian thi hành án phạt tù; cải tạo không giam giữ hoặc vi phạm pháp luật" do chính quyền cấp xã, phường nơi cư trú cấp (đối với thí sinh tự do là thí sinh đã tốt nghiệp THCS).
Công tác ra đề thi tuyển sinh vào lớp 10 được quy định như thế nào?
Công tác ra đề thi tuyển sinh vào lớp 10 được quy định tại khoản 2 Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
- Công tác ra đề thi phải bảo đảm an toàn, bảo mật ở tất cả các khâu: ra đề, in sao đề thi, vận chuyển, bàn giao và bảo quản đề thi. Đề thi bảo đảm tính chính xác, khoa học và tính sư phạm; có đề thi chính thức và đề thi dự bị; mỗi đề thi có đáp án, hướng dẫn chấm thi.
- Hội đồng ra đề thi do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập, thành phần gồm: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo; Phó chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc lãnh đạo các phòng trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo; thư kí, người soạn thảo đề thi, người phản biện đề thi; lực lượng công an; nhân viên phục vụ, y tế, bảo vệ.
+ Thư kí, người soạn thảo đề thi và người phản biện đề thi là chuyên viên, cán bộ quản lí, giảng viên, giáo viên có năng lực chuyên môn phù hợp, am hiểu chương trình môn học ở cấp trung học cơ sở. Mỗi môn thi có ít nhất 01 (một) người soạn thảo đề thi hoặc phản biện đề thi là giáo viên cấp trung học cơ sở.
+ Đối với các trường trung học phổ thông thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại học, trường đại học, viện nghiên cứu có tổ chức thi tuyển, Hội đồng ra đề thi do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc đại học, Hiệu trưởng trường đại học, Viện trưởng viện nghiên cứu trực tiếp quản lí quyết định thành lập.
- Trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng ra đề thi: xây dựng kế hoạch làm việc; phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Hội đồng; tổ chức soạn thảo đề thi; tổ chức phản biện đề thi; duyệt đề thi chính thức, đề thi dự bị, hướng dẫn chấm thi của đề thi chính thức và đề thi dự bị; xử lí hoặc đề nghị xử lí sự cố bất thường trong quá trình ra đề thi; lập và lưu trữ hồ sơ của Hội đồng; bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật đề thi theo quy định; xem xét, quyết định hoặc đề nghị hình thức khen thưởng, kỉ luật đối với các thành viên của Hội đồng theo quy định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sáp nhập tỉnh: Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sẽ được xác định theo nguyên tắc nào?
- Mẫu trả lời phỏng vấn nhanh ngày 30 4 cảm nhận của giới trẻ về thời khắc lịch sử kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam?
- Bán truyện khiêu dâm trên các trang web có thể bị phạt tù đến 15 năm? Chỉ chia sẻ truyện khiêu dâm có phạm pháp không?
- Màu may mắn của 12 cung hoàng đạo 14 4 2025? Màu may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 14 4 2025?
- Phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh ở nơi công cộng bị phạt bao nhiêu tiền? Biện pháp khắc phục hậu quả thế nào?