Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu Luật Bảo hiểm xã hội 2025? Trọn bộ đáp án Cuộc thi Tìm hiểu Luật Bảo hiểm xã hội chi tiết?
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu luật Bảo hiểm xã hội 2025? Trọn bộ đáp án Cuộc thi Tìm hiểu luật Bảo hiểm xã hội chi tiết?
Tham khảo đáp án Cuộc thi Tìm hiểu Luật Bảo hiểm xã hội 2025 dưới đây
Câu 1. Sự cần thiết xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024? Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 được ban hành nhằm mục tiêu gì? Sự cần thiết xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 được thể hiện như sau: - Bảo đảm an sinh xã hội theo quy định của Hiến pháp và thể chế hóa các nội dung cải cách trong Nghị quyết 28-NQ/TW, phát triển hệ thống BHXH theo hướng đa dạng, linh hoạt, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế, tiến tới bao phủ BHXH đối với toàn bộ lực lượng lao động. - Sửa đổi căn bản các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn thi hành Luật BHXH năm 2014 và Nghị quyết 93/2015/QH13; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, thống nhất, có tính khả thi, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế và bảo đảm yếu tố bình đẳng giới. - Mở rộng, gia tăng quyền, lợi ích, tạo sự hấp dẫn để thu hút người lao động tham gia BHXH; đồng thời, bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho người lao động đang làm việc và người hưởng lương hưu. Hoàn thiện quy định quản lý nhà nước và hệ thống tổ chức thực hiện chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, công khai, minh bạch. Câu 2. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 quy định về những vấn đề gì? Luật có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều? Luật có hiệu lực thi hành từ ngày, tháng, năm nào? Quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật? (1) Phạm vi điều chỉnh Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 quy định về quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với bảo hiểm xã hội và tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội; trợ cấp hưu trí xã hội; đăng ký tham gia và quản lý thu, đóng bảo hiểm xã hội; các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện; quỹ bảo hiểm xã hội; bảo hiểm hưu trí bổ sung; khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội; quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội. (2) Bố cục của Luật Luật BHXH năm 2024 gồm 11 chương, 141 điều (tăng 2 chương và 16 điều so với Luật BHXH năm 2014), cụ thể như sau: Chương I: Những quy định chung, gồm 9 điều (Từ Điều 1 đến Điều 9); Chương II: Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân về BHXH và Tổ chức thực hiện BHXH, gồm 11 điều (Từ Điều 10 đến Điều 20). Chương III: Trợ cấp hưu trí xã hội, gồm 4 điều (Từ Điều 21 đến Điều 24). Chương IV: Đăng ký tham gia và quản lý thu, đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, gồm 17 điều chia thành 02 mục (Từ Điều 25 đến Điều 41). Chương V: Bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm 52 điều chia thành 05 mục (Từ Điều 42 đến Điều 93). Chương VI: Bảo hiểm xã hội tự nguyện, gồm 22 điều chia thành 03 mục (Từ Điều 94 đến Điều 115). Chương VII: Quỹ bảo hiểm xã hội, gồm 8 điều chia thành 02 mục (Từ Điều 116 đến Điều 123). Chương VIII: Bảo hiểm hưu trí bổ sung, gồm 4 điều (Từ Điều 124 đến Điều 127). Chương IX: Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về BHXH, gồm 5 điều (Từ Điều 128 đến Điều 132). Chương X: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, gồm 6 điều (Từ Điều 133 đến Điều 138). Chương XI. Điều khoản thi hành, gồm 3 điều (Từ Điều 139 đến Điều 141). Luật BHXH năm 2024 kế thừa kết cấu của Luật BHXH năm 2014, bổ sung 03 nội dung mới (Trợ cấp hưu trí xã hội; Quản lý thu, đóng BHXH; Đầu tư quỹ BHXH); bỏ mục chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (đã được quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động); bổ sung một chương về bảo hiểm hưu trí bổ sung, một chương về quản lý nhà nước về BHXH; gộp các điều liên quan đến quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong một chương; không quy định chương riêng về trình tự, thủ tục BHXH mà lồng ghép vào từng chế độ. (3) Hiệu lực Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2025 (4) Quan điểm chỉ đạo xây dựng - Bảo đảm quyền an sinh xã hội theo quy định của Hiến pháp; thể chế hóa quan điểm, đường lối, nội dung cải cách trong Nghị quyết 28-NQ/TW và các văn kiện, nghị quyết có liên quan. - Kế thừa, phát triển những quy định hiện hành phù hợp đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn, sửa đổi các quy định chưa phù hợp, bảo đảm tính khả thi, dài hạn, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; bổ sung những quy định mới phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và yêu cầu hội nhập quốc tế. - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia BHXH; tạo điều kiện thuận lợi để mọi người lao động được tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH. - Xây dựng các chế độ BHXH theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. - Tham khảo và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có đặc điểm tương đồng với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tuân thủ các tiêu chuẩn, điều kiện và cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Câu 3. Bảo hiểm xã hội là gì? Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện? Loại hình, các chế độ bảo hiểm xã hội? Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì "Bảo hiểm xã hội" là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người tham gia bảo hiểm xã hội khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khi nghỉ hưu hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội hoặc do ngân sách nhà nước bảo đảm. Theo đó, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định cụ thể tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau: Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải tham gia. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà công dân Việt Nam tự nguyện tham gia và được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Bên cạnh đó, tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định 05 loại hình, chế độ BHXH như sau: (1) Trợ cấp hưu trí xã hội có các chế độ sau đây: - Trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng; - Hỗ trợ chi phí mai táng; - Hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng. (2) Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: - Ốm đau; - Thai sản; - Hưu trí; - Tử tuất; - Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động. (3) Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: - Trợ cấp thai sản; - Hưu trí; - Tử tuất; - Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động. (4) Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm. (5) Bảo hiểm hưu trí bổ sung. Câu 4. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 quy định các hành vi nào bị nghiêm cấm? Quyền và trách nhiệm của người tham gia và người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội? Các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 9 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, cụ thể như sau: - Chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. - Chiếm dụng tiền hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. - Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng tham gia, thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. - Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. - Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp trái pháp luật. - Truy cập, khai thác, cung cấp cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trái pháp luật. - Đăng ký, báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. - Thông đồng, móc nối, bao che, giúp sức cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. - Cầm cố, mua bán, thế chấp, đặt cọc sổ bảo hiểm xã hội dưới mọi hình thức. - Hành vi khác theo quy định của luật. Quyền và trách nhiệm của người tham gia và người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 10 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, cụ thể như sau: - Người tham gia bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây: + Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này; + Được cấp sổ bảo hiểm xã hội; + Được cơ quan bảo hiểm xã hội định kỳ hằng tháng cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội thông qua phương tiện điện tử; được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thông tin về đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu; + Yêu cầu người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện đầy đủ trách nhiệm về bảo hiểm xã hội đối với mình theo quy định của pháp luật; + Được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; + Chủ động đi khám giám định y khoa để xác định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và được thanh toán phí giám định y khoa khi kết quả giám định y khoa đủ điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024; + Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. - Người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây: + Nhận các chế độ bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, thuận tiện; + Hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp đang hưởng lương hưu; nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng; trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng; trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; đang hưởng chế độ quy định tại Điều 23 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024; + Được thanh toán phí giám định y khoa đối với trường hợp không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định y khoa đủ điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024; + Ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện bảo hiểm xã hội. Trường hợp ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và chế độ khác theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 thì văn bản ủy quyền có hiệu lực tối đa là 12 tháng kể từ ngày xác lập việc ủy quyền. Văn bản ủy quyền phải được chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực; + Đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên nếu có nhu cầu thì được cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền thực hiện việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tại nơi cư trú trên lãnh thổ Việt Nam; + Được cơ quan bảo hiểm xã hội định kỳ hằng tháng cung cấp thông tin về việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thông qua phương tiện điện tử; được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thông tin về hưởng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu; + Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; + Từ chối hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Câu 5. Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động được Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 quy định như thế nào? Biện pháp xử lý hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp? Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động được quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, cụ thể như sau: - Từ chối thực hiện yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. - Được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024. - Được cơ quan bảo hiểm xã hội hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội. - Được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội. - Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Biện pháp xử lý hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 như sau: - Bắt buộc đóng đủ số tiền chậm đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp chậm đóng và số ngày chậm đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp. - Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. - Không xem xét trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng. |
Trên đây là mẫu Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu Luật Bảo hiểm xã hội 2025
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu Luật Bảo hiểm xã hội 2025? Trọn bộ đáp án Cuộc thi Tìm hiểu Luật Bảo hiểm xã hội chi tiết? (Hình từ Internet)
Vị trí và chức năng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2025?
Vị trí và chức năng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định tại Điều 1 Quyết định 391/QĐ-BTC năm 2025, cụ thể như sau:
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam là đơn vị đặc thù thuộc Bộ Tài chính có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách:
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. Tham gia với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xây dựng, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam có tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là VietNam Social Security, viết tắt là VSS.
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước và có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định như thế nào?
Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định tại Điều 4 Quyết định 391/QĐ-BTC năm 2025, cụ thể như sau:
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam có Giám đốc và một số Phó Giám đốc.
- Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam là người đứng đầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm trước Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 14 chức danh không chuyên trách cấp xã theo Nghị định 33: áp dụng với ĐVHC loại nào, do ai quy định?
- 2 Bài nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trong xã hội? Lập dàn ý? Chương trình ngữ văn được xây dựng trên nền tảng gì?
- Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 4 4 2025? Tử vi hàng ngày 12 cung hoàng đạo 4 4 2025? Dự đoán tử vi 12 cung hoàng đạo 4 4 2025?
- 18 Caption ngày Valentine đen? Caption ngày Valentine đen ý nghĩa? Ngày Valentine Đen có phải là ngày lễ lớn ở Việt Nam?
- 3 Bài thơ lan tỏa niềm đam mê và văn hóa đọc tại Ngày hội đọc sách? Mục đích của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam?