Danh sách sáp nhập các tỉnh miền Bắc dự kiến 2025? Danh sách sáp nhập 18 tỉnh miền Bắc dự kiến theo Tờ trình 624?
Danh sách sáp nhập các tỉnh miền Bắc dự kiến 2025? Danh sách sáp nhập 18 tỉnh miền Bắc dự kiến theo Tờ trình 624?
Thông tin về danh sách sáp nhập các tỉnh miền Bắc dự kiến 2025, danh sách sáp nhập 18 tỉnh miền Bắc dự kiến theo Tờ trình 624 dưới đây:
Theo đó, tại tiểu mục 1 Mục IV Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025 dự kiến 52 tỉnh thành sáp nhập (gồm 4 thành phố và 48 tỉnh trong đó có 18 tỉnh miền Bắc) khi sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025 gồm:
Tải về Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025
LƯU Ý: Danh sách sáp nhập các tỉnh miền Bắc dự kiến 2025 dưới đây dựa theo Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025.
Danh sách sáp nhập các tỉnh miền Bắc dự kiến 2025
STT | Tỉnh/Thành phố |
1 | TP. Hải Phòng |
2 | Tỉnh Hà Nam |
3 | Tỉnh Hưng Yên |
4 | Tỉnh Vĩnh Phúc |
5 | Tỉnh Bắc Ninh |
6 | Tỉnh Thái Bình |
7 | Tỉnh Hải Dương |
8 | Tỉnh Nam Định |
9 | Tỉnh Ninh Bình |
10 | Tỉnh Bắc Kạn |
11 | Tỉnh Thái Nguyên |
12 | Tỉnh Phú Thọ |
13 | Tỉnh Bắc Giang |
14 | Tỉnh Hoà Bình |
15 | Tỉnh Tuyên Quang |
16 | Tỉnh Lào Cai |
17 | Tỉnh Yên Bái |
18 | Tỉnh Hà Giang |
*Trên đây là thông tin về danh sách sáp nhập các tỉnh miền Bắc dự kiến 2025, danh sách sáp nhập 18 tỉnh miền Bắc dự kiến theo Tờ trình 624!
Danh sách sáp nhập các tỉnh miền Bắc dự kiến 2025? Danh sách sáp nhập 18 tỉnh miền Bắc dự kiến theo Tờ trình 624? (Hình ảnh Internet)
Hồ sơ, trình tự thực hiện sáp nhập tỉnh, xã hiện nay?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định trình tự, thủ tục sáp nhập tỉnh, xã như sau:
(1) Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
(2) Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:
- Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
(3) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia dơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chú mương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới vớ đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
(4) Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
(5) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trinh Chính phủ và dược thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
(6) Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tại Tờ trình 624, trình tự, thủ tục, hồ sơ Đề án sắp xếp ĐVHC ra sao?
Tại tiểu mục 2 Mục IV Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025 dự kiến về trình tự, thủ tục, hồ sơ Đề án sắp xếp ĐVHC như sau:
Thực hiện lộ trình sắp xếp ĐVHC cấp xã, cấp tỉnh theo yêu cầu Bộ Chính trị, dự thảo Nghị quyết quy định theo hướng đơn giản hoá hồ sơ Đề án (1) (mẫu Đề án và các phụ lục kèm theo) và rút ngắn các quy trình thủ tục (2) nhưng vẫn bảo đảm các bước cần thiết như thẩm định, thẩm tra và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
(1) So với Nghị quyết 35/2023/UBTVQH16, dự thảo Nghị quyết đã giảm bớt một số thành phần hồ sơ như: video, biểu thống kê các chỉ tiêu về trình độ phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu, các biểu, bảng số liệu, hồ sơ chứng minh tiêu chuẩn của ĐVHC, các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xác nhận về yếu tố đặc thù của đơn vị hành chính; rút gọn bản đồ hiện trạng và và bản đồ phương án (chi yêu cầu 02 bản đồ cho tất cả ĐVHC thực hiện sắp xếp).
(2) So với Nghị quyết 35/2023/UBTVQH16, dự thảo Nghị quyết không quy định về việc xây dựng phương án tổng thể, lấy ý kiến các Bộ ngành trung ương, tổ chức khảo sát thực tiễn; lấy ý kiến HĐND cấp huyện, cấp xã. Trong quá trình thực hiện, Bộ Nội vụ sẽ tham mưu Chính phủ ban hành Kế hoạch để rút ngắn thời gian thẩm định, trình Chính phủ các đề án về sắp xếp ĐVHC.
Thực hiện Hiến pháp 2013 về việc lấy ý kiến Nhân dân khi thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới ĐVHC, dự thảo Nghị quyết quy định theo hướng giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến Nhân dân là cử tri đại diện hộ gia đình trên địa bàn, quyết định nội dung và hình thức lấy ý kiến để bảo đảm tính linh hoạt, chủ động, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Chủ đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp có phải công khai diện tích đất chưa cho thuê không?
- An toàn lao động là gì? Người lao động có những quyền lợi gì trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động?
- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ BHXH có bị trích 10% thuế TNCN khi làm hợp đồng thuê khoán không?
- Thuyết minh về ngôi trường em đang học ngắn gọn? Dàn ý thuyết minh về ngôi trường em đang học chi tiết?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ được xác định trên cơ sở nguyên tắc phân định thẩm quyền như thế nào?