Danh sách các cơ sở khám chữa bệnh nhận đăng ký KCB BHYT ban đầu tháng 10 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Danh sách các cơ sở khám chữa bệnh nhận đăng ký KCB BHYT ban đầu tháng 10 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Ngày 17/9/2024, Bảo hiểm xã hội TP. HCM ban hành Thông báo 6852/TB-BHXH năm 2024 về danh sách cơ sở khám chữa bệnh nhận đăng ký KCB BHYT ban đầu tháng 10 2024 như sau:
(1) Người tham gia BHYT là trẻ em dưới 6 tuổi, người có công, người già trên 80 tuổi, người được quản lý, bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn số 52HD/BTCTW được đăng ký nơi KCB BHYT ban đầu theo nguyện vọng (theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 40/2015/TT-BYT).
(2) Viên chức, người lao động của bệnh viện được đăng ký nơi KCB BHYT ban đầu tại bệnh viện nơi làm việc để tạo điều kiện thuận lợi về chăm sóc sức khỏe và tiết kiệm chi phí đi lại cho người tham gia.
(3) Các đối tượng khác đăng ký KCB BHYT ban đầu theo Danh sách các cơ sở KCB BHYT nhận đăng ký KCB ban đầu của tháng 10 năm 2024 (Phụ lục 1 đính kèm Thông báo 6852/TB-BHXH năm 2024).
(4) Người nước ngoài đăng ký KCB BHYT ban đầu theo Danh sách các cơ sở KCB BHYT nhận đăng ký KCB BHYT ban đầu cho người nước ngoài (Phụ lục 2 đính kèm Thông báo 7472/TB-BHXH năm 2023).
Xem chi tiết danh sách cơ sở khám chữa bệnh nhận đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu của tháng 10 năm 2024 tại đây:
Tải danh sách tại đây
Danh sách các cơ sở khám chữa bệnh nhận đăng ký KCB BHYT ban đầu tháng 10 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh như trên.
Danh sách các cơ sở khám chữa bệnh nhận đăng ký KCB BHYT ban đầu tháng 10 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh? (Hình từ Internet)
Thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu có phải đổi thẻ bảo hiểm y tế không?
Tại Điều 19 Luật Bảo hiểm y tế 2008 có quy định về việc đổi thẻ bảo hiểm y tế như sau:
Đổi thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:
a) Rách, nát hoặc hỏng;
b) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
c) Thông tin ghi trong thẻ không đúng.
2. Hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:
a) Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;
b) Thẻ bảo hiểm y tế.
3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức bảo hiểm y tế phải đổi thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
4. Người được đổi thẻ bảo hiểm y tế do thẻ bị rách, nát hoặc hỏng phải nộp phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí đổi thẻ bảo hiểm y tế.
Theo đó, thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:
- Rách, nát hoặc hỏng;
- Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
- Thông tin ghi trong thẻ không đúng.
Như vậy, trong trường hợp thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu thì sẽ được đổi thẻ bảo hiểm y tế.
Quy định về cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu như thế nào?
Tại Điều 3, 4, 5, 6 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định về cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:
(1) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến xã và tương đương
- Trạm y tế xã, phường, thị trấn;
- Trạm xá, trạm y tế, phòng y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức;
- Phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân độc lập;
- Trạm y tế quân - dân y, Phòng khám quân - dân y, Quân y đơn vị cấp tiểu đoàn và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
(2) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến huyện và tương đương
- Bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Trung tâm y tế huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh; Trung tâm y tế huyện có phòng khám đa khoa;
- Phòng khám đa khoa; phòng khám đa khoa khu vực;
- Bệnh viện đa khoa hạng III, hạng IV và chưa xếp hạng thuộc các Bộ, Ngành hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành;
- Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng III, tương đương hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương;
- Bệnh viện y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng III, tương đương hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương;
- Phòng Y tế, Bệnh xá trực thuộc Bộ Công an, Bệnh xá Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Trung tâm y tế quân - dân y, Bệnh xá quân y, Bệnh xá quân - dân y, Bệnh viện quân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, bệnh viện quân - dân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
(3) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến tỉnh và tương đương
- Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Bệnh viện đa khoa hạng I, hạng II thuộc các Bộ, Ngành, hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành;
- Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa, Trung tâm chuyên khoa, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Phòng khám đa khoa;
- Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II;
- Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ, Ngành;
- Bệnh viện y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II;
- Phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Bệnh viện hạng II thuộc Bộ Quốc phòng, Bệnh viện quân - dân y hạng II, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
(4) Cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến trung ương và tương đương
- Bệnh viện đa khoa trực thuộc Bộ Y tế, trừ các bệnh viện quy định tại (3);
- Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế có Phòng khám đa khoa;
- Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế;
- Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Quốc phòng, Viện Y học cổ truyền Quân đội, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?